Bác sĩ cho tôi hỏi: Khi bị đi ngoài ra máu tươi nên uống thuốc gì tốt nhất? Tôi bị đi cầu ra máu 3 hôm nay rồi nhưng vẫn chưa khỏi, vậy dùng thuốc gì giúp cầm máu tốt đây ạ? Xin cảm ơn!
(Đỗ Văn Tùng – Đà Lạt)
***Trả lời:
Đi cầu ra máu có nhiều dạng, căn cứ vào màu máu và tính chất máu cùng các biểu hiện kèm theo có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đi ngoài ra máu, từ đó có phương án xử lý phù hợp. Đối với hiện tượng đi ngoài ra máu tươi cũng có rất nhiều “thủ phạm” gây ra, cần xác định căn nguyên và cầm máu kịp thời tránh nguy cơ mất máu nhiều có thể gây nguy hại đến tính mạng
→ Các bác sĩ cảnh báo: Đi ngoài ra máu lâu ngày cẩn thận mắc bệnh ung thư
Đi ngoài ra máu tươi nên uống thuốc gì?
Cần biết rằng: Không phải trường hợp nào việc dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả, đối với tình trạng đại tiện ra máu tươi cũng vậy.

Theo bs chuyên khoa Bùi Văn Đức: Để khắc phục hiện tượng đi ngoài ra máu tươi thì người bệnh cần thăm khám trực tiếp để xác định xem nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi do đâu. Mặc dù người bệnh khi gặp phải thường cảm thấy đau rát hậu môn đi kèm, tuy nhiên đi ngoài ra máu không đơn thuần là do lớp niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây chảy máu đau đớn mà đây còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác. Và trong từng trường hợp cụ thể sẽ có cách điều trị phù hợp, một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa để giải quyết.
Ví dụ như nếu đi ngoài ra máu tươi do táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,… thì có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn để khắc phục; tuy nhiên thuốc chữa đi cầu ra máu loại nào và dùng ra sao thì cần được bác sĩ chỉ định. Nhưng nếu do polyp hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn,… thường phải phẫu thuật để chữa trị triệt để.
◊ Lời khuyên: Với mô tả của anh, bị đi cầu ra máu tươi kéo dài 3 ngày rồi mà chưa khỏi thì vấn đề cũng không có gì nghiêm trọng. Có thể là do táo bón gây ra, nếu vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt là sẽ khỏi mà không cần dùng thuốc. Trường hợp bị đi cầu ra máu tươi nhưng đi kèm với các biểu hiện khác như: Đau rát hậu môn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,… và đã thực hiện lời khuyên trên nhưng không thuyên giảm thì anh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị phù hợp và an toàn.
Chúc anh mau khỏi bệnh!
⇒ Có thể bạn gặp phải: Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Xem nguyên nhân và cách xử lý tại đây.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!