THẮC MẮC: Bị bệnh polyp hậu môn có sao không? Mắc bệnh polyp hậu môn có nguy hiểm không?
Tôi 37 tuổi, thời gian gần đây tôi thấy việc đại tiện có vấn đề. Cụ thể là thường xuyên thấy đau bụng, có cảm giác bị kích thích đi ngoài nhiều lần, hậu môn đau rát mỗi lần đi cầu và còn thấy máu nhầy lẫn trong phân nữa. Đi gặp bác sĩ, qua thăm khác bác sĩ kết luận tôi bị polyp hậu môn và được chỉ định cắt polyp. Nhưng hiện tại tôi đang vướng công việc không thể cắt polyp được nên đang dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Vậy cho tôi hỏi: Bị bệnh polyp hậu môn nguy hiểm không, để lâu có sao không? Xin bác sĩ tư vấn giùm em ạ!
(Nguyễn Phương Thái – Ninh Bình)

***Trả lời:
Polyp hậu môn là những khối u có cuống, hình tròn hoặc hình elip có kích thước khác nhau – chúng hình thành do sự tăng sinh quá mức lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của hậu môn hoặc cũng có thể do viêm nhiễm hậu môn ở trong hay ngoài gây ra,…
Người bị polyp hậu môn đa số sẽ nhận thấy: khi đi đại tiện có cảm giác đau rát, có hiện tượng chảy máu, máu nhầy lẫn trong phân, cơ thể suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi,…
Có thể bạn muốn biết:
Bệnh polyp hậu môn có nguy hiểm?
Theo Bs chuyên khoa Hậu môn trực tràng Hoàng Trung Hiếu: Các khối polyp hậu môn đa phần là lành tính không gây ảnh hưởng gì nhiều và dễ dàng điều trị. Ngay ở giai đoạn sớm chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý là được. Nhưng nếu ở giai đoạn muộn thì cần được phẫu thuật cắt bỏ polyp. Cần biết rằng càng kéo dài thời gian thì người bệnh càng phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng xấu, gây ra nhiều vấn đề và bệnh hậu môn khó chịu khác như:
- Gây ra các vấn đề về đại tiện:
Có thể có một hoặc nhiều khối polyp ở niêm mạc hậu môn, dù ít hay nhiều khi chúng hình thành đều khiến việc đại tiện gặp rắc rối. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau bụng, có cảm giác mót rặn, kích thích đi cầu, đi ngoài ra máu, việc bài tiết chất thải khó khăn hơn và hậu môn đau rát,… Những biểu hiện bệnh polyp hậu môn này tác động không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, công việc và tâm lý của người bệnh.

- Gây sa trực tràng:
Khối u ở bộ phận cuối đường tiêu hóa này nếu không chú ý giải quyết sớm thì ở giai đoạn nặng chúng sẽ có kích thước lớn dễ gây giãn niêm mạc và tách dần khỏi bề mặt cơ. Khi đại tiện, nếu dùng sức rặn sẽ dễ gây biến chứng sa trực tràng tương tự như hiện tượng sa trĩ.
- Gây ung thư hậu môn – trực tràng:
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà không ai có thể lường được khi mắc bệnh polyp hậu môn, là hậu quả của việc điều trị chậm trễ. Đặc biệt, ở bệnh nhân độ tuổi ngoài 30 có nguy cơ gặp phải cao hơn.

Ngoài ra, polyp hậu môn còn là tiền đề để các bệnh lý khác có điều kiện thuận lợi để hình thành như: Nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, áp xe hậu môn,…
*Lời khuyên: Có thể nhận thấy rằng bệnh polyp hậu môn không hề đơn giản nếu không chữa trị sớm. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh, đã thăm khám và được chẩn đoán là bệnh polyp hậu môn, chỉ định cắt polyp thì không nên chần chừ kéo dài thời gian mà hãy cố gắng sắp xếp thời gian mổ sớm giúp kết quả chữa trị mang lại là tốt nhất. Đồng thời bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
➝ Tham khảo chi tiết: Bệnh Polyp hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để hiểu thêm về bệnh lý này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!