Để chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần, theo kinh nghiệm dân gian nên kết hợp với: Lá sung, lá lốt, lá ngải cứu, nghệ tươi cho hiệu quả cao. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần, kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tháng kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học thì sẽ khỏi bệnh. Nếu chưa biết bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần như thế nào, hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau.
Tác dụng của cây cúc tần
Cây cúc tần hay còn được gọi với Cúc tần, cây từ bi, lức, lức ấn, Cây Đại bi, đại ngải, băng phiến ngải; có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less. Loại cây này mọc hoang, thường được người dân miền Bắc trồng thành hàng rào chứ ít ai biết đến công dụng chữa bệnh của cây cúc tần.
Theo Đông y, cây cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, minh mục, hạ áp, thông kiếu, tán uất hỏa,… Ngoài dùng làm rau ăn sống, các bộ phận của cây còn có tác dụng chữa bệnh. Dân gian thường dùng loại cây mọc hoang này để trị cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; Trẻ em ăn uống chậm tiêu; Trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ,…
Đặc biệt, ông cha ta còn lưu truyền bài thuốc chữa bệnh trĩ rất hay từ cây cúc tần. Theo đó, ngoài dùng lá cúc tần còn cần lá sung, lá lốt, lá ngải cứu, nghệ tươi để mang lại dược tính cao nhất. Cụ thể như sau:
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần
❖ Chuẩn bị:
- 1 nắm lá cúc tần.
- 1 nắm lá lốt.
- 1 nắm lá ngải cứu.
- 1 nắm lá sung.
- 3 – 5 lát nghệ tươi.
❖ Thực hiện cách chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần:
- Các vị thuốc đem ngâm rửa sạch, rồi cho vào nồi thêm lượng nước vừa đủ đậy nắp đun sôi.
- Nước sôi vài phút, bắc xuống đổ ra chậu nhỏ hoặc bô sạch xông hậu môn.
- Đợi nước nguội bớt còn hơi ấm thì tận đụng đem ngâm hậu môn tiếp khoảng 15 phút.
- Cuối cùng lau hậu môn bằng khăn sạch.
✍ LƯU Ý: Trước khi xông, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Mỗi tuần thực hiện đều đặn khoảng 2-3 lần, kiên trì thực hiện sẽ thấy búi trĩ co lại, hết sưng đau và sau khoảng 2 tháng thì bệnh khỏi nếu bị trĩ nhẹ. Ngoài áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần ra, người bệnh cần: Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tăng cường tập luyện để mang lại hiệu quả cao hơn. Có thể tham khảo: 3 bài tập yoga chữa bệnh trĩ tại nhà – chúng rất hữu ích.
NÊN BIẾT:
Như đã nói ở trên, cây cúc tần là vị thuốc đa công dụng. Do đó, chuyên mục xin được giới thiệu thêm đến bạn đọc để tham khảo và áp dụng nếu cần.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY CÚC TẦN KHÁC:
1 – Chữa đau mỏi lưng:
Lấy lá cúc tần và cành non giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên. Sau đó đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
2 – Chữa chấn thương, bầm giập:
Lấy lá cúc tần giã nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương.
3 – Chữa thấp khớp, đau nhức xương:
Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Hoặc có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g: Tất cả đem sắc uống. Dùng liền trong 5-7 ngày.
4 – Chữa nhức đầu cảm sốt:
Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g). Tất cả nguyên liệu cho vào nồi thêm nước đem sắc kĩ và uống khi còn nóng. Sau đó cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông giúp tăng công dụng.
Hoặc có thể dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng và lá hương nhu, sắc uống cũng có công dụng chữa cảm sốt.
5 – Chữa ho do viêm khí quản:
Dùng 20g lá cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ; 2 nắm gạo; 3g gừng tươi, cắt nh; 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ và dùng ăn nóng khi đói. Mỗi ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!