Táo bón sau khi sinh thực sự khiến các mẹ khổ sở, việc chữa trị không đúng cách còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé yêu. Do đó, những mẹo chữa táo bón cho phụ nữ sau sinh mà Bs chuyên khoa Đặng Ngọc Mai chia sẻ sau đây chắc hẳn rất hữu ích cho các mẹ.
Táo bón sau sinh – Nỗi khổ của các bà mẹ
Đa phần các mẹ sau khi ‘vượt cạn’ đều gặp phải những rắc rối do táo bón gây ra. Để khắc phục có nhiều cách, song các loại thuốc trị táo bón sau sinh giúp việc đại tiện dễ dàng tức thì không phải là giải pháp được ưu tiên hàng đầu bởi chúng ít nhiều đều ảnh hưởng đến con yêu. Vậy cách trị táo bón sau khi sinh nào hiệu quả nhất – Đây là điều làm các mẹ trăn trở.
Chị Hoàng Thị Diệu My – 29 tuổi, Hải Phòng lo lắng: “Mình sinh con đầu lòng nên rất ít kinh nghiệm, ngay cả việc làm thế nào để việc đại tiện ‘thông’ hơn mình cũng chẳng biết làm cách nào. Thấy các mẹ trên các diễn đàn mách nhau chế biến các món ăn chữa táo bón sau khi sinh như: Cháo mè đen, cháo cà rốt, cháo bí đỏ,…. hay dùng mật ong thụt hậu môn để trị táo bón nhanh. Nhưng không biết có hiệu quả và an toàn không?”
Cũng chung nỗi băn khoăn đó, chị Đặng Diệu Trâm – 32 tuổi, Đà Nẵng chia sẻ: “Mình sinh mổ, bé đến nay cũng sắp tròn 1 tháng rồi. Những tưởng sau sinh thì bị táo bón chút thôi, chắc ai cũng bị nên không quan tâm. Nhưng đến cả gần tháng nay, mỗi tuần chỉ đi cầu có 2 lần mà lần nào cũng dễ đến cả tiếng đồng hồ thế này mệt mỏi vô cùng. Nghe nói táo bón sau sinh có thể dẫn đến sa da con, sa trực tràng và cả bệnh trĩ nữa nên càng stress nặng hơn. Làm thế nào giờ ạ?”
Không riêng gì chị Trâm hay chị My mà trong thời kỳ sau khi sinh nở hầu hết các bà mẹ đều gặp phải tình trạng này. Lý giải hiện tượng táo bón sau sinh, Bs chuyên khoa Đặng Ngọc Mai cho biết:
– Sau khi sinh do sản phụ bị mất huyết, mất sản dịch nên cơ thể hư hao tân dịch, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng nên dễ bị táo bón.
– Đặc biệt, nếu bị táo bón khi mang thai ở tháng cuối thì sau sinh triệu chứng táo bón có xu hướng nặng hơn.
– Ngoài ra, chế độ ăn của sản phụ nếu ăn nhiều món giúp lợi sữa nhưng lại thiếu đi rau xanh trái cây và kiêng khem hơn bình thường, đặc biệt uống ít nước vì sợ loãng sữa cũng làm tăng nguy cơ táo bón.
– Cũng cần nhắc đến thói quen ít vận động khiến nhu động ruột kém hoạt động, phân lưu lại ruột lâu bị tái hấp thu nước cũng sinh táo bón.
>>Nên biết: Mẹo nhỏ trị táo bón khi mang thai ở tháng cuối
Cũng theo Bs Mai: Nếu biết cách khắc phục đúng cách thì việc đại tiện thông suốt vô cùng dễ dàng, nếu không chúng cứ kéo dài và khiến mẹ ngày càng căng thẳng, vì thế mà triệu chứng táo bón cũng ngày một trầm trọng hơn. Để điều trị táo bón khi mang thai cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và chế biến các món ăn giúp chữa, ngừa táo bón sau sinh – chúng cũng rất bổ dưỡng nên tốt cho sản phụ. Cụ thể như sau:
TOP 4 cách chữa táo bón sau sinh chị em nên biết
1 – Chú ý đến chế độ ăn uống
Đừng kiêng cữ quá nhiều đối với vấn đề ăn uống sau sinh. Bên cạnh thường xuyên ăn các món bồi bổ cho sức khỏe và giúp lợi sữa thì đừng quên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và đặc biệt uống nhiều nước hơn để khắc phục chứng táo bón. Hơn nữa, quá trình sinh con đã mất rất nhiều máu rồi và khi tiếp tục bài thải sản dịch sau sinh thì cần rất nhiều nước.
>>Xem thêm: Bị táo bón không nên ăn thực phẩm gì?
2 – Tăng cường vận động là cần thiết
Bộ máy tiêu hóa ‘đình công’ cũng vì việc lười vận động của các mẹ. Đừng nằm trên giường mãi, hãy cố gắng đi lại và vận động nhẹ nhàng để kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra. Theo các bác sĩ sản khoa: Khoảng hai ngày sau khi sinh thường, sản phụ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình rồi.
Nếu được hãy thực hành bài tập Kegel ở tư thế đứng hoặc nằm, chúng có thể giúp khắc phục triệu chứng táo bón sau sinh lên tới 70%.
3 – Cũng đừng quên giữ tinh thần thoải mái
Cần biết rằng: Tâm trạng lo lắng, kém lạc quan, căng thẳng sẽ tác động không nhỏ đến sự co bóp của dạ dày khiến việc tiêu hóa bị ngưng trệ. Do đó, hãy chú ý thư giãn đầu óc và đừng lo lắng quá mức nếu ‘chẳng may’ bị táo bón mà thay vào đó hãy cố gắng áp dụng những nguyên tắc trị táo bón sau sinh kia.
4 – Nấu những món ăn trị táo bón sau sinh
❖ Chè chuối tiêu:
- Nguyên liệu: Chuối tiêu chín 3 quả, đường trắng 30g.
- Cách chế biến: Chuối tiêu bỏ vỏ cho vào đánh nhừ như kem, sau đó cho thêm 200ml nước quấy đều. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi sôi thì thêm đường trắng vào đun tiếp cho đến khi đường tan hết là được. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 3 ngày sẽ thấy chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh giảm hẳn.
❖ Chè khoai lang:
- Nguyên liệu: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g và đường đỏ 50g.
- Cách chế biến: Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ; khoai lang rửa sạch cắt vừa miếng. Tất cả cho vào nồi thêm 300ml nước đun cho đến khi khoai nhừ thì thêm đường đỏ, đun tiếp cho đến khi sôi lại là được. Chia ăn 2 lần trong ngày vào lúc đói. Đây là món ăn vừa ngón, lại dễ ăn, hỗ trợ trị táo bón sau sinh rất tốt. Cố gắng dùng cho đến khi việc đại tiện diễn ra 1 lần mỗi ngày thì ngưng.
❖ Cháo vừng đen:
- Nguyên liệu: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ.
- Cách chế biến: Vừng đen và gạo xay nhỏ; thịt lợn sơ chế sạch băm nhỏ và ướp mắm muối, rồi xào chín với dầu thực vật. Lấy nồi khác cho gạo, vừng đen vào nồi cùng với 250ml nước đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín thì cho phần thịt lợn vào đảo đều. Khi cháo sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Mỗi ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày sẽ chữ dứt chứng táo bón cho các mẹ sau sinh.
❖ Cháo cà rốt:
- Nguyên liệu: Cà rốt 200g, cuộng rau bắp cải 100g, gạo ngon 100g, thịt lợn nạc 10g và gia vị vừa đủ.
- Cách chế biến: Cà rốt nạo sạch vỏ, mài nhỏ hoặc nạo thành sợi; gạo xay thành bột; thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối rồi xào chín với dầu thực vật. Cho bột gạo vào nồi cùng 250ml nước, đun với lửa nhỏ. Khi cháo sôi cho cà rốt, cuộng bắp cải vào quấy đều tay đến khi cháo sôi lại thì cho thịt lợn vào đun tiếp, chín thì nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp. Áp dụng cách trị táo bón sau sinh này mỗi ngày 1 lần, dùng khoảng 3-5 ngày.
Nếu đã thực hiện các cách trị bệnh táo bón sau sinh trên nhưng tình trạng đại tiện khó vẫn tiếp diễn, chị em hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được dùng thuốc nhuận tràng tùy tiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!