Triệu chứng bệnh Polyp hậu môn dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ và sa trực tràng. Tuy nhiên, thông qua nội soi một số hình ảnh của bệnh polyp hậu môn giúp chẩn bệnh chính xác nhất.
Polyp hậu môn là tình trạng niêm mạc ống hậu môn xuất hiện các khối u có cuống hoặc không cuống do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh gây ra.
Theo thống kê cho thấy: Có đến 90% người bệnh không có triệu chứng và chỉ 10% có triệu chứng như đau vùng bụng dưới, rối loạn thói quen đi cầu hằng ngày (lúc táo bón, lúc tiêu chảy) hoặc một sốcó triệu chứng như kiết lỵ (cảm giác mót rặn, phân có đàm nhầy, cảm giác đi cầu không hết), đại tiện ra phân nhày lẫn máu.
Bệnh polyp hậu môn dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ, sa trực tràng. Chỉ qua thăm khám trực tiếp hậu môn và nội soi ruột già qua hậu môn mới chẩn đoán chính xác có phải là polyp hậu môn hay không; đồng thời qua đó lấy một mẫu nhỏ polyp để sinh thiết nhằm chẩn đoán chính xác polyp có chuyển sang ung thư hay không.
→ Xem thêm: Các bệnh hậu môn thường gặp và cách nhận biết tránh chẩn đoán sai gây nhầm lẫn trong cách điều trị.
Hình ảnh polyp hậu môn
Polyp hậu môn là những khối u nhỏ, bề mặt màu hồng láng, có thể có cuống hoặc không

Polyp hậu môn được chia thành 3 dạng: Polyp dạng viêm, polyp bạch huyết và polyp dạng u tuyến Trên thực tế, loại polyp trẻ đơn độc thuộc dạng viêm và lành tính là nhiều nhất, chiếm 80%; polyp bạch huyết chiếm khoảng 15%; còn lại là các polyp dạng u tuyến. Mặc dù được coi là khối u lành tính nhưng có khả năng polyp hậu môn chuyển sang ung thư hậu môn trực tràng tùy thuộc kích thước polyp và số lượng polyp.
Nếu một người mắc bệnh có ba polyp trở lên thì khả năng chuyển sang ung thư có thể lên đến 15 – 20% và những polyp có kích thước to từ 1cm trở lên, khả năng chuyển sang ung thư cũng đến 10-15%.
Trường hợp đa polyp:

Nếu bệnh đa polyp không được điều trị kịp thời thì sẽ có khoảng 85% trường hợp bị phát triển thành ung thư ở lứa tuổi 30. Do đó, người bệnh cần được loại bỏ ngay các khối polyp thông qua kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi dưới sự thực hiện chính xác của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Polyp hậu môn không nên coi thường, tốt nhất hãy chủ động phòng tránh bằng cách: Không hút thuốc lá, rượu bia; tăng cường tập thể dục; tránh béo phì; ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn chất béo và thịt có màu đỏ; bổ sung thêm canxi từ thức ăn và sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày,…
Một số hình ảnh bệnh polyp hậu môn khác:


⇒ Xem chi tiết: Bệnh Polyp hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại đây.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!