Áp xe hậu môn gây đau đớn, khó khăn khi đại tiện và sinh hoạt; nguy hiểm hơn có thể gây biến chứng thành bệnh rò hậu môn, ung thư hậu môn. Biết được nguyên nhân chính gây bệnh áp xe hậu môn giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa được bệnh lý vùng hậu môn trực tràng này.
Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng cấp tính phát sinh ở tuyến hậu môn. Triệu chứng bệnh áp xe hậu môn dễ nhận biết nhất là: Xuất hiện khối sưng cứng, đau ngứa hậu môn, chảy mủ hôi tanh, sốt, mệt mỏi,… Cả người lớn và trẻ em đều là đối tượng mà bệnh áp xe hậu môn “hỏi thăm”.

Vậy do đâu mà hình thành bệnh áp xe hậu môn?
5 nguyên nhân gây bệnh áp xe bạn cần biết
1. Áp xe hậu môn là do vệ sinh hậu môn kém
Vùng da hậu môn vốn rất nhạy cảm và thường xuyên ẩm ướt. Nếu mặc đồ lót quá chật với chất liệu không thấm hút mồ hôi, vệ sinh hậu môn kém và không đúng cách là điều kiện thuận lợi để viêm nhiễm tấn công.

Nếu kéo dài những tổn thương này sẽ dần mưng mủ, hình thành các nốt áp xe và có thể vỡ ra gây đau đớn khi không được can thiệp chữa trị kịp thời. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn thường gặp nhất mà chúng ta cần để ý, phòng tránh.
2. Mắc các bệnh nhiễm trùng dễ bị áp xe hậu môn hơn
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Những tổn thương ở vùng hậu môn như: Bệnh trĩ, viêm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn,… khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm hơn.
Nguyên nhân chủ yếu gây áp xe hậu môn thường gặp nhất là nhiễm trùng ở ống tuyến hốc, từ đây nhiễm trùng có thể lan đi nhiều nơi: Nhiễm trùng có thể lan lên trên hoặc cả dưới ống hậu môn – trực tràng, lớp niêm mạc của ống hậu môn rồi lan đến lớp da của rìa hậu môn. Do vậy có thể hình thành nhiều loại apxe khác nhau: áp xe giữa các lớp cơ trong hậu môn và trực tràng, áp xe dưới da, bán niêm mạc hậu môn và vùng da xung quanh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
3. Sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây áp xe hậu môn
Khi sức đề kháng kém bệnh áp xe hậu môn dễ tấn công hơn. Điều này là có cơ sở khi theo thống kê cho thấy: Đối tượng bị mắc áp xe hậu môn nhiều nhất là trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược,…

4. Bệnh áp xe hậu môn cũng có thể do hậu phẫu gây ra
Sau khi trải qua các tiểu phẫu như trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng xương cụt, sau sinh đẻ,… nếu không được tiến hành một cách khoa học và an toàn thì khả năng bị viêm nhiễm ở người bệnh là rất cao. Nếu không chú ý điều trị ngay thì rất dễ hình thành áp xe hậu môn.
5. Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc áp xe hậu môn
Một vài loại thuốc được dùng để điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng có tính kích thích cao. Nếu không dùng đúng chỉ định, lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm hoại tử các mô ở hậu môn rồi dẫn đến áp xe quanh hậu môn.

Ngoài các nguyên nhân áp xe hậu môn ở trên, bị mắc bệnh đái đường, máu trắng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe hậu môn, bạn nên cẩn trọng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!