Táo bón khi mang thai là tình trạng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Không chú ý khắc phục triệu chứng táo bón chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tốt hơn hết, các mẹ nên biết nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai và từ đó có giải pháp phòng tránh, cũng như xử lý đúng cách nếu chẳng may mắc phải.
Táo bón là vấn đề tiêu hóa thường gặp, xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới trong nhiều độ tuổi khác nhau; nhưng người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị táo bón “hỏi thăm”. Vì sao vậy?

Nguyên nhân gây táo bón ở phụ mang thai
1/ Sự thay đổi hormone là “thủ phạm” gây táo bón ở bà bầu
Bước vào giai đoạn thai kỳ, sự thay đổi về hormone khiến nội tiết lẫn những đặc điểm bên ngoài có nhiều sự biến đổi nhằm thích ứng với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đường ruột, chúng gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn và hệ quả là mẹ bầu bị táo bón.
2/ Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến bệnh táo bón

Một trong những nguyên nhân chính gây táo bón đó là chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Vì vậy, ngay cả khi mang thai nếu bà bầu không biết cách xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước hơn và tránh xa các thực phẩm gây táo bón,… thì mắc bệnh táo bón là điều dễ hiểu.
3/ Căn nguyên gây táo bón ở bà bầu cũng do lười vận động
Các biểu hiện ốm nghén khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi, họ ngại ăn uống và cũng ngại luôn cả đi lại, vận động. Đây chính là lý do khiến nhu động ruột hoạt động kém và chất thải đào thải ra bên ngoài cũng khó khăn hơn rất nhiều.
4/ Bị táo bón chính do uống viên sắt và canxi bổ sung khi mang thai
Để đảm bảo sức khỏe, phòng chống thiếu máu và loãng xương đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu cần bổ sung viên sắt và dùng canxi.

Nhiều mẹ bầu không biết rằng: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước nhưng lại không uống đủ nước; bên cạnh đó một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài – đây chính là gánh nặng của hệ tiêu hóa, khiến nguy cơ bị táo bón gia tăng.
5/ Sự phát triển của thai nhi cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón
Theo thời gian, tử cung của thai phụ cùng với thai nhi sẽ tăng kích thước. Điều này gây chén ép các cơ quan trong ổ bụng và làm tăng áp lực lên khung xương chậu khiến các mẹ bầu dễ bị táo bón khi mang thai, cũng như nguy cơ mắc bệnh trĩ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bị táo bón khi mang thai là điều khó tránh khỏi nếu không biết cách phòng tránh. Để ngăn ngừa táo bón khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống (bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tính nhuận tràng; uống đủ nước hàng ngày tùy theo trọng lượng cơ thể và nhu cầu).
- Nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, bởi chúng sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón.
- Tập thói quen đại tiện hàng ngày tốt nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy, tránh nhịn đại tiện bởi thời điểm này cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.
- Tăng cường đi lại, vận động nhẹ nhàng hay thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!