Triệu chứng của bệnh trĩ tùy từng cấp độ, trĩ nội hay trĩ ngoại mà có những biểu hiện khác nhau. Nhận biết sớm các dấu hiệu này giúp người bệnh có phương pháp chữa trị phù hợp, kịp thời. Bởi bệnh trĩ có thể chữa khỏi dễ dàng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu.
Bệnh trĩ hiện nay đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Ở nước ta, các thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm 50% dân số. Cùng nhận biết sớm căn bệnh này thông qua các dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp dưới đây.
Các dấu hiệu của bệnh trĩ nội- trĩ ngoại
Thông thường, khi bệnh trĩ xuất hiện, nó sẽ có một trong các dấu hiệu sau đây:
1. Có cảm giác ngứa và đau hậu môn
Đây chính là một dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ đơn giản nhất, chúng xuất hiện khá sớm và nếu để ý bạn hoàn toàn có thể phát hiện được.
Khi các tĩnh mạch bị sưng lên, rỉ chất nhầy ra, gây kính ứng vùng da xung quanh hậu môn và bắt đầu gây ngứa nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy đau ở hậu môn trong khi đi bộ hoặc ngồi.

Thông thường, ngứa là dấu hiệu của bệnh trĩ nội.
Cả hai loại bệnh trĩ đều có thể gây đau, nhưng trong một số giai đoạn sớm, bệnh trĩ nội gần như không gây ra đau chút nào. Thay vào đó, bệnh trĩ ngoại sẽ có những cảm giác đau ở hậu môn.
2. Đi vệ sinh thấy đau
Nếu bạn có cảm giác đau khi đi vệ sinh, khả năng cao đó là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bởi những áp lực của phân chèn ép lên vùng hậu môn trực tràng khi chúng đang bị sưng lên. Ngoài cảm giác đau, nhiều người còn cảm thấy muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Nhưng lại không thể đi, đại tràng hoàn toàn trống rỗng, không có phân ở trong đó. Nguyên nhân chính là do các búi trĩ sưng lên, gây kích thích hậu môn.
3. Bị chảy máu khi đi vệ sinh
Trong quá trình đi cầu, nếu bạn phát hiện ra có máu tươi lẫn ở phân hoặc giấy vệ sinh thì đó có thể là triệu chứng bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ. Khi qua giai đoạn nặng hơn máu thậm chí nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.
Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không hề cảm thấy ngứa ngáy hoặc đau ở hậu môn.

Mặc dù vậy, chảy máu khi đi vệ sinh cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như: ung thư đại tràng, ung thư hậu môn… Do đó, khi gặp phải hiện tượng này bạn cần phải đi thăm khám ngay để biết chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh và điều trị.
4. Xuất hiện u, cục ở hậu môn
Khi bị bệnh trĩ, các tĩnh mạch bị chèn ép, có chỗ giãn ra, chỗ bị tắc nghẽn. Nếu máu tập trung dưới da ở khu vực này có thể dẫn đến trĩ huyết khối, tạo u cục. Người ta gọi đây là triệu chứng của bệnh trĩ u nhú. Những cục u này thường tạo cảm giác rất khó chịu và đau đớn. Chúng có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn, trực tràng.

5. Sưng hậu môn, sa búi trĩ
Trĩ huyết khối tạo u cục thì sưng hậu môn lại là một dấu hiệu bệnh trĩ ngoại rất thường gặp. Khu vực bị sưng thường mềm mại. Bạn có thể dễ dàng nhận biết lúc tắm bằng cách sờ vào hậu môn để kiểm tra.
Nếu hậu môn của bạn bị sưng hoặc sưng húp lên, thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh trĩ. Các trường hợp nặng có thể dấn tới hiện tượng lòi trĩ, sa búi trĩ ra bên ngoài.
Tuy nhiên, một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng cũng có những triệu chứng tương tự. Do đó, để có thể xác định chắc chắn, liệu bạn có bị bệnh trĩ hay không, hãy kiểm tra thêm một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ dưới đây.
Cách nhận biết bệnh trĩ sớm kết hợp các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ là những thói quen, bệnh lý.. hay chính xác hơn là những nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn có một trong các biểu hiện bệnh trĩ ở trên mà trong cuộc sống, đang gặp phải các yếu tố dưới đây nữa thì hãy sắp xếp thời gian, nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được thăm khám.
1. Thói quen đi vệ sinh
Nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng trong quá trình đi vệ sinh, ngồi rặn lâu và xuất hiện một trong các dấu hiệu bệnh trĩ ở trên thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh trĩ. Bởi, việc rặn, ngồi lâu khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trong trực tràng, hậu môn khiến chúng bị sưng, đau. Đây là yếu tố thường gây ra bệnh trĩ nội.
2. Bạn có bị táo bón không?
Trong khoảng thời gian xuất hiện những triệu chứng ở trên bạn có bị táo bón không? Bởi táo bón thường gây căng thẳng lúc đi vệ sinh, phân thô cứng gây chèn ép, xước hậu môn làm bạn dễ mắc bệnh trĩ hơn. Thông thường, những ai bị bệnh trĩ đều bắt nguồn sau một thời gian bị táo bón.
3. Ngồi lâu, ít vận động
Ngồi nhiều làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, gây bệnh trĩ. Nếu bạn là một người thường xuyên ngồi nhiều ( làm việc văn phòng, lái xe…) khi xuất hiện những biểu hiện bệnh trĩ trên hãy đi thăm khám ngay.
4. Mắc bệnh vùng hậu môn trực tràng
Các bệnh lý viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, nếu bạn có đang mắc một số căn bệnh như viêm đại tràng tràng, viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn… hãy coi chừng, bệnh trĩ có thể đã ghé thăm bạn.
5. Bạn đang mang thai?
Khi mang thai, sẽ có rất nhiều áp lực lên hậu môn, trực tràng. Vì cân nặng tăng và tác động của thai nhi. Chính điều này khiến cho phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ, chị em cần lưu ý.
Khi có dấu hiệu bị bệnh trĩ cần làm gì?
Nếu được nhận biết sớm ở giai đoạn đầu bạn có thể tự chữa khỏi bệnh trĩ tại nhà mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng, kéo dài thời gian chữa trị khiến bệnh nặng thêm.
Vì vậy, hãy đi thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và cách điều trị hiệu quả nhất.
Một số thói quen tốt cho người bệnh trĩ:
– Đi vệ sinh đúng giờ, không ngồi quá lâu, tránh rặn.
– Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu, sử dụng giấy mền, hãy chọn loại giấy dành cho trẻ em.
– Bổ sung nhiều chất xơ, nước ( 2 lít/ngày) để tránh bị táo bón.
– Hạn chế ngồi nhiều, tranh thủ giải lao, vận động giữa giờ. Hàng ngày nên dành thời gian để tập thể dục như đi bộ, dưỡng sinh… sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
▶ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Tôi bị táo bón, có chảy máu kèm theo phân, máu đỏ tươi luôn, không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ không thưa bác sĩ?
Đó có thể chỉ mới là hậu quả do táo bón gây ra thôi chứ chưa phải trĩ, nếu để tình trạng táo bón kéo dài mới dễ gây trĩ. Nếu không an tâm, bạn có thể đi khám lại cho chắc chắn.
Cảm ơn bạn, đúng là chỉ mới bị táo bón thôi thật, khi hết táo bón, thấy 1-2 hôm sau là ko còn chảy máu, ko còn đau rát khó chịu nữa. Làm hết hồn ><
mình làm văn phòng, ngày ngòi 8 tiếng, đêm về ngồi thêm 3 tiếng, dạo gần đây thường xuyên thấy đau rát hậu môn, liệu có phải bị bệnh trĩ không?
lối sống đó bạn duy trì lâu chưa? các triệu chứng trên rất giống bệnh trĩ, nếu thói quen sinh hoạt đó đã kéo dài, khả năng cao là bạn đã mắc bệnh. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
khoảng 3 ngày nay ở hậu môn có một khối u bằng đầu đũa xin hỏi đó có phải bị trĩ không, tôi không bị táo bón không đau mà chỉ nghe hơi cộm xin hỏi cách điều trị như thế nào. xin cảm ơn
Xin hỏi công việc thường ngày của bạn Linh là gì, có ngồi nhiều không?
Nếu lòi cục thịt, không đau, không chảy máu, mà thường ngày cũng không táo bón có thể là dấu hiệu của bênh trĩ nội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều bệnh lý nguy hiểm nữa, do đó, bạn nên đi thăm khám để chắc chắn.
Mình hay bị táo bón, đi ngoài thì có lúc ra máu lúc không. hậu môn nhô ra thì có phải bị trĩ không ạ
Tôi đi ngoài có cảm giác đạ rát và kèm theo máu cho hỏi đó có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ không
Cho hỏi: t đi ngoài không đau lắm phân cũng ko thấy có máu nhưng khi chùi thì ra máu đỏ tươi vậy thì mình bị bệnh gì ạ
Em thấy đau nhức nhẹ vùng hậu môn, đại tiện phân có màu đen, có nhầy, và hình dạng phân thay đổi, phân nhỏ như ngón tay ko biết là bị bệnh gì ạ, xin được tư vấn