Táo bón là hiện tượng giảm tần suất bài xuất phân bình thường, kèm theo chứng khó và đau khi đại tiện khi phân rắn hoặc quá to. Bên cạnh đó, táo bón cũng gây ra hàng loạt các vấn đề khác đối với sức khỏe. Do đó việc nhận biết triệu chứng bệnh táo bón sớm và áp dụng phương pháp chữa trị là điều hoàn toàn cần thiết.
Táo bón không hiếm gặp, ai cũng một vài lần trong đời bị rắc rối này “làm phiền”. Đa phần không có gì đáng lo, nhưng một vài trường hợp lại đáng ngại bởi táo bón kéo dài là “thủ phạm” khiến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,… hình thành.

Theo cơ chế bệnh sinh, người ta chia thành 2 loại là táo bón cơ năng và táo bón thực thể:
- Táo bón cơ năng: Theo thống kê cho thấy: Có đến 90 – 95% trường hợp mắc táo bón là táo bón cơ năng, có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt là khắc phục được. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nhịn đại tiện, lười vận động,… chứ không có tổn thương thực thể ở đường ruột và các cơ quan khác.
- Táo bón thực thể: Thường gặp ở trẻ em, do tổn thương bẩm sinh ở đường ruột hoặc hệ thần kinh. Các bệnh thường là phình đại tràng bẩm sinh, bán tắc ruột, hẹp đại tràng, bại não, suy giáp,… Đây là nguyên nhân gây táo bón mãn tính, kéo dài nhiều tháng nhiều năm nếu không can thiệp.
➠ Tham khảo: 7 bài thuốc dân gian trị táo bón cực hay
Dù là táo bón cơ năng hay thực thể thì chúng đều biểu hiện bằng những triệu chứng táo bón sau đây:
4 triệu chứng táo bón thường gặp
1 – Đại tiện ít

Với người khỏe mạnh mỗi ngày sẽ đại tiện một lần, tuy nhiên 2 – 3 ngày đại tiện một lần cũng không phải là điều bất thường. Chỉ khi tần suất đi cầu đột ngột giảm, kèm theo những dấu hiệu sau mới gọi là táo bón.
2 – Phân bất thường
Chất cặn bã tích tụ quá lâu trong ruột, thành phần nước chứa trong đó bị hấp thu quá nhiều làm cho phân càng khô, cứng và khó bài tiết ra ngoài là dấu hiệu táo bón điển hình. Trong trường hợp bị táo bón nặng thì phân thải sẽ rắn chắc như màu đen phân dê, phân thỏ.
3 – Đau rát khi đi cầu

Tình trạng chất thải khô cứng khiến việc đào thải phân ra bên ngoài khó khăn. Do đó, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho mỗi lần đi cầu, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. Kết quả là hậu môn đau rát, nhiều người bị táo bón coi mỗi lần đi cầu là một “cực hình”.
4 – Chảy máu khi đại tiện
Đại tiện ra máu cũng là triệu chứng của bệnh táo bón thường gặp, đặc biệt đối với người bị táo bón lâu ngày. Nguyên nhân là do phân cứng, kích thước lớn khi ra ngoài sẽ cọ xát vào niêm mạc hậu môn khiến chúng bị tổn thương nứt rách gây chảy máu. Một vài người bị táo bón thấy có chất nhầy dính ở phân.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu táo bón khác ít gặp hơn như đau quặn bụng, đầy bụng, chướng hơi, kèm nhức đầu, mất ngủ, ăn không ngon, mệt mỏi, lo âu, da xanh xao, nhợt nhạt,…
Nếu táo bón cơ năng thì việc khắc phục sẽ rất dễ, song với dạng táo bón thực thể thì cần thiết phải điều chỉnh các bệnh lý khác là nguyên nhân gây táo bón. Do đó, nếu không thể tự chữa trị táo bón tại nhà hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng tự ý mua thuốc trị táo bón rất nguy hại.
➠ Xem thêm: Thuốc trị táo bón cho người già tốt nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!