Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ gia tăng đáng kể ở cả người lớn lẫn trẻ em mà nguyên nhân trực tiếp đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Nếu bạn có nguy cơ bị trĩ cao hãy học ngay những cách phòng bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà dưới đây và áp dụng liền để không bị căn bệnh phiền toái này ghé thăm.
6 cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
1. Ăn nhiều chất xơ
Bệnh trĩ có nhiều khả năng xảy ra ở những người có cử động ruột không thường xuyên . Một trong những cách đơn giản, tự nhiên nhất để làm tăng nhu động ruột đó chính là bổ sung thêm chất xơ thông qua chế độ ăn uống của bạn . Đây cũng là cách phòng bệnh trĩ ngay tại nhà được các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khuyến cáo. Mặc dù ăn quá nhiều chất xơ có có thể làm tăng khí, nhưng đây là một vấn đề rất nhỏ so với những lợi ích chúng ta đạt được về mặt sức khỏe. Mỗi ngày cơ thể cần được cung cấp từ 25 đến 30 gram chất xơ.
Những nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Các loại đậu, như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu lima, và đậu nướng
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mạch, cám, bột yến mạch và gạo nâu
- Rau, như đậu xanh, bông cải xanh, và bắp cải Brussels
- Trái cây, chẳng hạn như quả mâm xôi, quả lê, táo và chuối
2. Uống đủ nước
Uống nước là chiến lược ngăn ngừa bệnh trĩ hiện nay khá đơn giản và hầu như không gây tốn kém bất kì chi phí nào, tuy nhiên rất ít người trong chúng ta thực sự làm điều đó. Cùng với việc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa chất xơ, việc hydrat hóa từ nước là chìa khóa dẫn đến việc vận chuyển ruột khỏe mạnh.
Uống nước- cách phòng bệnh trĩ đơn giản nhưng hiệu quả
Uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày không chỉ giữ hệ thống tiêu hóa của bạn chạy trơn tru, ngăn ngừa táo bón cũng như bệnh trĩ mà nó có lợi cho toàn bộ cơ thể.
3. Chăm chỉ tập thể dục
Việc lười vận động chính là một trong những yếu tố thuận lợi khiến cho bệnh trĩ phát triển. Chính vì vậy việc luyện tập thể dục chăm chỉ hơn cũng chính là một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, việc tham gia vào các hoạt động làm tăng áp lực bụng và / hoặc căng thẳng (như cử tạ) có thể dẫn đến sự hình thành bệnh trĩ.
Hãy lựa chọn các bài tập tập thể dục vừa phải như yoga, bơi lội hoặc đi bộ và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động này để có thể ngăn ngừa được bệnh trĩ.
4. Cẩn thận khi dùng thuốc nhuận tràng
Về cơ bản, thuốc nhuận tràng thật sự rất hữu ích trong việc giải quyết chứng táo bón nhờ tác dụng tăng khả năng thẩm thấu nước vào thành ruột và làm mềm phân. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng quá mức lại đem đến những rắc rối không nhỏ cho bạn, thậm chí làm cho chứng táo bón nặng hơn.
Theo thạc sĩ Huỳnh Hữu Đằng (Khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Việt Đức) thực chất, việc sử dụng thuốc nhuận tràng chỉ là giải pháp chống táo bón tạm thời chứ không thể dùng loại thuốc này liên tục kéo dài. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng quá thường xuyên, màng nhầy ruột có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó nó cũng khiến cho người dùng bị lệ thuộc vào thuốc. Hậu quả là khi ngưng dùng thuốc nhuận tràng nhu động ruột sẽ trở nên yếu và hoạt động một cách lười biếng làm cho chứng táo bón quay trở lại và có thể phát triển thành mãn tính rất khó chữa trị.
Mà như bạn cũng biết phần lớn những người mắc bệnh trĩ đều có tiền sử bị táo bón kéo dài. Chính vì vậy thay vì sử dụng thuốc nhuận tràng bạn nên nghĩ đến các giải pháp chữa táo bón bằng tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tránh mắc phải bệnh trĩ.
5. Đừng cố gắng nhịn khi có nhu cầu
Táo bón và bệnh trĩ là hai trong số những biến chứng thường gặp nhất ở những người có thói quen nhịn đi cầu. Chúng ta biết rằng đi ngoài là một nhu cầu sinh lý hết sức bình thường giúp cơ thể bài tiết chất thải cũng như chất độc hại ra bên ngoài. Thế nhưng khi bạn nhịn đi đại tiện thì phân sẽ tồn đọng lại trong ruột già lâu hơn và bị đại tràng hút bớt nước . Hậu quả là phân trở nên khô cứng, khó di chuyển xuống ống hậu môn, mỗi lần đi ngoài bạn sẽ phải rặn mạnh làm gia tăng áp lực nên các tĩnh mạch ợ hậu môn. Từ đó gây hình thành búi trĩ và có thể kéo theo một số căn bệnh khác như nứt kẽ hậu môn, chảy máu hậu môn.
Do vậy, khi cơ thể phát tín hiệu muốn đi ngoài, hãy đi ngay khi có thể. Đây cũng là một trong những cách phòng bệnh trĩ đơn giản nhưng không mấy người để ý tới.
6. Tránh rặn mạnh khi đi vệ sinh
Khi áp lực bị dồn nén lên tĩnh mạch trong trực tràng quá nhiều và xảy ra trong một thời gian dài sẽ gây sa búi trĩ, đau hoặc chảy máu ở hậu môn. Trong một số trường hợp, điều này có thể xảy ra do việc cố gắng rặn mạnh đi cầu để đẩy phân ra ngoài.
Thông thường táo bón chính là nguyên nhân khiến cho bạn gặp khó khăn khi đi ngoài và phải rặn mạnh mới đẩy được phân ra. Vì vậy hãy giải quyết tình trạng táo bón ngay khi mới mắc để không phải lặp lại hành động này nữa.
Trên đây là 6 cách phòng bệnh trĩ hiệu quả ngay tại nhà được các chuyên gia chia sẻ và khuyến khích áp dụng cho mọi đối tượng. Ngay cả khi bạn đã mắc bệnh trĩ thì việc áp dụng những giải pháp trên sẽ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh này.
BẠN CẦN BIẾT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!