Nhiều phỏng đoán về hiện tượng ngứa hậu môn kéo dài là do nhiễm giun kim. Nhưng liệu ngứa hậu môn có phải do giun không hay bệnh nào khác? Bác sĩ chuyên khoa Đặng Quốc Cường sẽ chỉ bạn cách phân biệt ngứa hậu môn do giun và các bệnh khác trong bài viết sau đây.
Ngứa hậu môn không phải là một bệnh mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Căn cứ vào triệu chứng cụ thể, qua thăm khám mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân ngứa hậu môn do đâu và cách điều trị như thế nào. Dưới đây là một số điểm đặc trưng của triệu chứng ngứa hậu môn do nhiễm giun mà nhiều người thường chẩn đoán với các căn nguyên khác.
Ngứa hậu môn là do nhiễm giun
Ngứa hậu môn do nhiễm giun, thường là giun kim – loại giun có kích thước từ 2-13milimet (0,2 -1,2cm); màu trắng, ký sinh trong đường tiêu hóa.

Ngoài các biểu hiện nhiễm giun thông thường như: đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng buồn nôn hoặc nôn, chán ăn hoặc ăn không tiêu thì người bị nhiễm ấu trùng giun kim thường có triệu chứng phân nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhày như mũi, hoặc có thể bị tiêu chảy do kích thích nhu động ruột.
Đặc biệt, một điểm khác biệt để phân biệt ngứa hậu môn do giun kim đó là hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm. Do lúc này nhiệt độ khi nằm trên giường ấm, là thời điểm dễ kích thích giun kim cái ra đẻ trứng. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp nhiễm giun kim thường thấy bứt rứt, khó chịu khó ngủ, ngủ ít. Với trẻ em nhiễm giun kim thường thấy giấc ngủ không sâu hay giật mình và dễ khóc đêm, có khi bị đái dầm.
>>Có thể bạn quan tâm: Ngứa hậu môn ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Khi biết được chính xác ngứa hậu môn do giun kim, có thể tiến hành bắt giun kim vào ban đêm khi đi ngủ để giảm ngứa nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Việc uống thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ là cách điều trị hiệu quả nhất.
Ngứa hậu môn do các bệnh khác
Khác với hiện tượng ngứa hậu môn do giun kim thường chỉ xảy ra vào ban đêm thì các bệnh lý khác có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày, đặc biệt khi gặp các yếu tố thuận lợi. Cùng với đó, chúng thường đi kèm với các tổn thương thực thể có dễ dàng nhận thấy.

Ngứa hậu môn ngoài nhiễm giun có thể là triệu chứng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, táo bón,… Hãy thử kiểm tra xem ngoài ngứa hậu môn ra bạn có thấy bất thường nào khác không?
Có thấy đại tiện ra máu không?
Ngứa hậu môn có thể đi kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, máu có thể dính vào phân, nhỏ giọt hoặc phun thành tia,… thường là triệu chứng bệnh trĩ, hay nứt kẽ hậu môn.
Đại tiện khó và đau rát?
Phân khô và cứng khiến việc đại tiện khó khăn, mỗi lần đại tiện thường đau rát khó chịu và có thể kéo dài sau đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang bị táo bón, có thể khiến hậu môn tổn thương gây nứt kẽ hậu môn.
Có xuất hiện mụn nước?
Vùng hậu môn xuất hiện các mụn nước tấy đỏ và sưng phân bố đều xung quanh hậu môn với ranh giới không rõ ràng rồi từ từ lan rộng ra vùng da quanh đó. Các mụn nước này sau đó vỡ, dịch tiết có mùi hôi và khi khô tạo tạo thành vớp vảy sừng cứng,… là dấu hiệu của bệnh chàm hậu môn (hay eczema hậu môn).
Ngoài ra, nếu các mụn nước không chỉ xuất hiện ở vùng hậu môn mà còn tồn tại ở cơ quan sinh dục, vùng miệng,… thì hãy thăm khám ngay bởi ‘thủ phạm’ có thể là các căn bệnh lây qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục chẳng hạn.
Thấy rò rỉ phân?
Nếu vùng hậu môn xuất hiện u cục sưng đau, sau một thời gian chúng vỡ, có chất dịch tiết ra hôi hám khó chịu gây ngứa cùng hiện tượng rò rỉ phân thì đây có thể là bằng chứng rõ ràng cho bệnh rò hậu môn.
Như vậy, nguyên nhân gây ngứa hậu môn rất đa dạng và cách xử lý cũng không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp được.

Cũng theo Bác sĩ chuyên khoa Đặng Quốc Cường: Nếu đơn thuần chỉ là ngứa hậu môn thì không nguy hiểm, song nếu là biểu hiện của các bệnh lý trên thì cần hết sức thận trọng bởi tình trạng khó chịu này chỉ được giải quyết triệt để khi điều trị tận gốc được bệnh đó. Bên cạnh đó, không tiến hành chữa trị sớm còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Do đó, để chẩn bệnh chính xác và điều trị đúng cách thì người bệnh cần thăm khám sớm nếu nhận thấy hiện tượng ngứa ngáy hậu môn kéo dài kèm theo các biểu hiện như đã nêu trên.
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thể phân biệt dễ dàng ngứa hậu môn do giun và các bệnh lý khác để có phương án xử lý tốt khi bạn và những người xung quanh gặp phải hiện tượng này. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
>>Xem thêm: Thuốc chữa bệnh ngứa hậu môn hiệu quả nhanh
Cháu chào bác sĩ . cháu trai 9 tuổi, hậu môn bị loét đỏ, cảm giác bị loét từ bên trong, ngứa . Sau khi khám bệnh viện da liễu bác sĩ kết luận bị chàm hậu môn . Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh uống 15 ngày và kết hợp bôi. Sau khi dùng thuốc được 1 tuần cháu thấy các vết loét đã khỏi, không thấy ngứa. Đi đại tiện chỉ hơi đau 1 chút rồi khỏi luôn. Hôm nay đến ngày thứ 15 uống thuốc cháu lại thấy vết loét lại xuất hiện , mà chưa thấy ngứa . Vậy bây giờ phải như thế nào bác sĩ ơi. Cháu cảm ơn ạ