Số người mắc bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng ở cả nam giới lẫn nữ giới. Các thống kê cho thấy rằng: Số lượng nữ giới mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam giới. Bạn có muốn biết: Tại sao phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn đàn ông không? Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc bệnh trĩ hơn được Bs chuyên khoa Hậu môn trực tràng Phan Nhật Minh giải thích ngay sau đây.

Cả người lớn và trẻ nhỏ, nam giới lẫn nữ giới đều là đối tượng của bệnh trĩ. Đáng nói là các thống kê chỉ ra: Số bệnh nhân nữ mắc bệnh trĩ nhiều hơn so với nam. Ngoài những thói quen ăn uống bất hợp lý hay thói quen sinh hoạt không khoa học, đặc thù công việc phải đứng/ngồi nhiều ít vận động,… là các nguyên nhân chính gây bệnh trĩ thì phụ nữ dễ bị bệnh trĩ hơn nam là do:
4 nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh trĩ hơn nam giới
1 – Cấu tạo cơ thể là căn nguyên
Khác với nam giới, phần tử cung chiếm một thể tích lớn trong cơ thể nữ giới. Phần tử cung này tạo một áp lực không nhỏ tới trực tràng và hậu môn, khiến chúng dễ sa xuống và dễ hình thành bệnh trĩ hơn.
2 – Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân
Được cho là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới đó là quan hệ tình dục. Dễ hiểu vì khi “yêu” thì phần tiếp nhận chịu rung lắc mạnh nhất là âm đạo của phụ nữ, vị trí rất gần với hậu môn nên cũng phải chịu xung động. Đặc biệt với các đôi vợ chồng/bạn tình có nhu cầu sinh lý mạnh, thích quan hệ mạnh bạo thì sẽ càng làm cho các cơ và tĩnh mạch hậu môn càng dễ bị giãn ra và gây bệnh trĩ.

Ngoài ra, một số cặp đôi còn có sở thích “yêu” bằng “cửa sau”, trong khi bộ phận này không được thiết kế phù hợp với việc quan hệ tình dục và không có khả năng tiết nhờn bôi trơn; đồng thời hậu môn người phụ nữ phải chịu những tác động tấn công trực tiếp gầy trầy xước, thủng hay rách niêm mạc hậu môn tạo điều kiện để bệnh trĩ hình thành và phát triển.
➡ Xem thêm: Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không?
3 – Do hành kinh
Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể người phụ nữ sẽ mất đi một lượng lớn máu cùng với nước. Nếu không được bổ sung kịp thời thì phân sẽ trở nên khô cứng, khiến việc đại tiện khó khăn hơn và dễ gây táo bón – nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó, nếu trong thời kỳ này việc vệ sinh “cô bé” và hậu môn kém sạch thì dễ gây viêm nhiễm vùng hậu môn và tạo cơ hội để bệnh trĩ “hỏi thăm”.
4 – Thời kỳ mang thai, sinh con và sau sinh
Phụ nữ có thiên chức làm mẹ, điều này cũng đồng nghĩa với việc phái đẹp phải chịu nhiều thiệt thòi. Khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn cũng được coi là “thiệt thòi”. Lý do là:

- Trong giai đoạn thai kỳ: Hormone nội tiết thay đổi, phải uống nhiều viên sắt,… do đó dễ gây ra táo bón và nếu không điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai kịp thời thì bệnh trĩ rất dễ hình thành. Bên cạnh đó, áp lực của thai nhi lên vùng bụng và trực tràng sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị ứ trệ và các tĩnh mạch trĩ căng phồng – do đó mắc bệnh trĩ là điều dễ hiểu.
- Trong giai đoạn sinh con: Đặc biệt là sinh thường thì thai phụ phải dùng sức rặn mạnh, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên vùng hậu môn và kết quả là bệnh trĩ dễ “ghé thăm” hơn.
- Sau khi sinh con: Chị em thường có chế độ ăn uống mất cân bằng, phải ăn nhiều chất bổ đồng thời uống ít nước vì sợ sữa loãng, lại ít vận động, kiêng cữ nhiều thứ,… Do đó bệnh trĩ dễ hình thành và nhanh chóng tiến triển nặng thêm nếu trước đó dấu hiệu bệnh trĩ đã xuất hiện.
➡ Tham khảo: Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ sau sinh
Mặc dù phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ hơn đàn ông, nhưng nữ giới hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh trĩ được nếu bản thân mỗi người chủ động phòng ngừa bằng: Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động, vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và đúng cách, hạn chế quan hệ tình dục bằng đường hậu môn và tránh “yêu” thô bạo,… Nếu như không thể tránh khỏi, khi có biểu hiện của bệnh trĩ thì chị em nên thăm khám và điều trị ngay, không nên vì tâm lý e ngại mà giấu bệnh, khiến bệnh nặng và dĩ nhiên việc chữa trị sẽ rất khó khăn, đau đớn, tốn kém – Bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng Phan Nhật Minh khuyên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!