Việc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp ngày nay còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, bởi đây là sự cộng gộp của 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại. Khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, lúc này người bệnh chủ yếu dùng thuốc chữa nội khoa hoặc thủ thuật ngoại khoa nhưng nguy cơ bệnh tái phát cũng rất cao.

Bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là một dạng của bệnh trĩ, có sự kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Cơ chế hình thành của trĩ hỗn hợp được giải thích như sau: Bệnh nhân bị 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc sẽ có 2 loại đám trĩ ở trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn. Khi các búi trĩ trong ống hậu môn (trĩ nội) bị sa nặng, liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn (trĩ ngoại) sẽ tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn. Đám trĩ liên kết đó chính là trĩ hỗn hợp.
Thực tế trĩ hỗn hợp thường phát sinh trên nền của trĩ nội ở giai đoạn cuối khi búi trĩ sa ra ngoài mà không được điều trị.
Tính chất nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp
Với trĩ hỗn hợp, việc nhận biết các triệu chứng bệnh rất dễ dàng bởi sự xuất hiện của dạng trĩ này thường ở cấp độ bệnh trĩ nội độ độ 3, 4. Người mắc trĩ hỗn hợp thường có hiện tượng hậu môn ẩm ướt, đau ngứa; đau rát mỗi khi địa tiện; đại tiện ra máu tươi, có thể chảy thành từng giọt hay thành tia; có cảm giác vướng víu hậu môn như có vật chặn trong và ngoài hậu môn.

Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp còn gây đau đớn, mất máu nhiều, mắc các bệnh viêm phụ khoa nếu bệnh nhân là nữ, nhiễm trùng máu và trực tràng,… thậm chí là ung thư hậu môn trực tràng – là những biến chứng nặng nề mà bạn có thể phải gánh chịu nếu không chú ý can thiệp kịp thời.
Các cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp
Do mức độ nghiêm trọng và phức tạp của bệnh mà các phương pháp chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng dân gian không còn phát huy được tác dụng. Thông thường, bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp căn cứ vào mức độ bệnh và các biểu hiện cụ thể khác mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị như sau:
1. Thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
a. Chữa trĩ hỗn hợp bằng thuốc tiêm, thuốc uống
Những loại thuốc chữa bệnh trĩ hỗn hợp được kê đơn có tác dụng làm co thành mạch, giảm các chứng viêm, sưng đau, khó chịu do đoạn tĩnh mạch bị sưng phù quá mức. Đồng thời còn có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trĩ và làm cho búi trĩ tự teo lại. Đây là các loại thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt, thuốc cầm máu, thuốc trợ mạch,…
b. Dùng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn chữa trĩ hỗn hợp
Thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp dạng bôi hoặc đặt tại chỗ giúp làm dịu cảm giác đau do viêm, sưng hậu môn và bổ sung thêm các vitamin và các dưỡng chất cần thiết để làm lành chứng viêm hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn.

*Lưu ý: Dùng thuốc nào để chữa bệnh trĩ hỗn hợp, với liều lượng cụ thể ra sao,… cần tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc về tự chữa trị tại nhà có thể gây ra khiến bệnh nặng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
2. Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp theo ngoại khoa
Nếu áp dụng các cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp nội khoa không mang lại hiệu quả, đồng thời các triệu chứng bệnh này càng trở nặng và có nguy cơ gây biến chứng thì biện pháp ngoại khoa là cần thiết lúc này. Phương pháp ngoại khoa chữa bệnh trĩ hỗn hợp được áp dụng nhiều nhất đó là: Dùng tia laser, thắt búi trĩ bằng vòng cao su hoặc kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT.
a. Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp bằng laser
Dùng laser chiếu vào búi trĩ hỗn hợp, chúng lập tức sản sinh ra các tổ hợp ion, các gốc tự do làm co thắt búi trĩ, se niêm mạc trĩ và phá hủy búi trĩ.
b. Cách chữa trĩ hỗn hợp bằng thắt vòng cao su
Đây cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ hỗn hợp được áp dụng phổ biến. Vòng cao su thắt trĩ có tác dụng ngăn chặn lượng máu được bơm vào búi trĩ, không làm búi trĩ phát triển và gia tăng kích thước.

c. Điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Đây là một trong những cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp hiện đại, mang nhiều ưu điểm như: Không gây đau đớn, không gây chảy máu cho bệnh nhân, giúp bảo tồn cấu tạo cũng như các chức năng sinh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng, thời gian hồi phục nhanh. Để thực hiện kỹ thuật này sử dụng nhiệt điện trường để tạo nhiệt lượng tác động trực tiếp lên vị trĩ có búi trĩ mà không cần sử dụng dụng cụ (dao, mổ) truyền thống. Song chi phí thực hiện là điều lo ngại của nhiều bệnh nhân.
3. Kết hợp chữa bệnh trĩ hỗn hợp qua chế độ ăn uống
Đối với bệnh trĩ hỗn hợp, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò rất quan trọng, giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn, đồng thời khả năng bệnh trĩ hỗn hợp tái phát sau khi điều trị là không thể tránh khỏi, chính vì vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh tái phát gây phiền nhiễu trở lại. Một vài lời khuyên mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra đối với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp nói riêng và bệnh trĩ nói chung cần lưu ý thực hiện là:

- Tránh những thực phẩm gây táo bón hoặc tiêu chảy, ăn nhiều hơn các loại rau củ quả giàu chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng và các chất kích thích.
- Tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vừa nâng cao thể lực lại kích thích nhu động ruột hoạt động giúp phòng táo bón và ngừa bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả,…
Trên đây là những cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả nhất mà người bệnh có thể áp dụng. Trĩ hỗn hợp là giai đoạn trĩ khá nặng, việc điều trị đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì trong thời gian dài mới có thể dứt bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!