Ngứa hậu môn là tình trạng có khá nhiều bà bầu gặp phải bởi trong giai đoạn mang thai người phụ nữ có nhiều sự biến đổi trong cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi của nội tiết tố. Các chuyên gia cảnh báo khi phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn cần theo dõi, nếu quá nghiêm trọng hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì nên đi khám để kiểm tra lại sức khỏe.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân được cho là thủ phạm gây nên tình trạng ngứa hậu môn ở phụ nữ mang thai như:
- Rối loạn nội tiết tố:
Khi mang thai, nội tiết tố estrogen trong cơ thể người phụ nữ có sự gia tăng mạnh mẽ. Điều này hông chỉ gây nên tình trạng ngứa ngáy ở hậu môn mà còn khiến da toàn thân bị ngứa và xuất hiện các dấu hiệu của lão hóa như nám, tàn nhang, các nếp nhăn, khô da…Tuy nhiên nếu bị ngứa hậu môn vì vấn đề này thì không đáng lo ngại bởi nó sẽ được cải thiện khi nội tiết tố nữ được cân bằng trở lại.
- Bệnh trĩ:
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn. Thực tế có không ít bà bầu đang chịu ảnh hưởng bởi những triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra như khó đi ngoài, đau đớn mỗi khi đi cầu do búi trĩ sưng to cản trở đường di chuyển của phân. Căn bệnh này cần được xử lý sớm nếu không sẽ ngày càng trở nặng và gây ra nhiều biến chứng khó lường.
- Mặc quần quá chật
Việc mặc quần lót hay quần ngoài quá chật có thể gây bí bách hoặc cọ sát vào vùng hậu môn gây ngứa ngáy. Bà bầu nên chú ý lựa những trang phục phù hợp với từng giai đoạn của thai kì để tránh gặp phải tình trạng khó chịu này.
- Bà bầu bị ngứa hậu môn do bệnh nứt kẽ hậu môn:
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn xuất hiện một vết nứt rất nhỏ nhưng lại khiến chị em đau đớn, chảy máu mỗi khi đi cầu. Bên cạnh đó, chất dịch chảy ra từ vết nứt lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây nên chứng ngứa ngáy hậu môn ở phụ nữ mang thai.
- Nhiễm nấm candida:
Mang thai là thời điểm âm đạo, hậu môn cũng như khu vực vùng kín của người phụ nữ dễ bị nhiễm nấm nhất. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự gia tăng nội tiết tố , môi trường PH trong âm đạo bị mất cân bằng hoặc do ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ ăn uống…Trong trường hợp này, chị em nên đi khám để được dùng thuốc chống nấm đúng cách nhằm tiêu diệt chúng hoàn toàn trước khi em bé ra đời.
Nhiễm nấm candida khiến phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn
- Mắc bệnh rò hậu môn
Căn bệnh này ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai khiến cho chị em bị ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn. Khi mắc căn bệnh này dịch mủ sẽ thoát ra ngoài đem theo vi khuẩn tấn công bên ngoài hậu môn và gây ngứa. Kèm theo đó do hậu môn là khu vực ẩm ướt nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở làm tình ngứa ngày một gia tăng nếu không có biện pháp chữa trị thích hợp.
- Ngứa hậu môn do nhiễm giun:
Giun sán, giun kim thường sống trú ẩn trong hệ tiêu hóa và chúng có thể di chuyển xuống dưới ống hậu môn sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy nếu phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn thì hãy coi chừng vì rất có thể đang bị nhiễm giun.
- Điều kiện vệ sinh kém:
Vệ sinh kém chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây ngứa hậu môn. Bên cạnh đó việc sử dụng một số loại xà phòng , sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh cũng có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn và sinh ra ngứa.
Cần làm gì khi phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn?
Trong trường hợp bị ngứa hậu môn kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt của bà bầu hoặc tình trạng này kèm theo một số biểu hiện khác như đi ngoài ra máu, chảy mủ ở hậu môn…thì chị em nên đi khám để xem có mắc bệnh lý gì hay không nhăm có hướng điều trị bệnh sớm.
Ngược lại nếu tình trạng ngứa ngáy ở hậu môn không quá nghiêm trọng, bà bầu có thể khắc phục bệnh tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ bằng cách tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát , đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực
- Khi tắm: Không sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, không nên dùng nước quá nóng để tắm bởi điều này sẽ khiến da bị mất nước và dễ trở nên kích ứng và ngứa ngáy.
- Không cào gãi mạnh khi bị ngứa khiến cho khu vực hậu môn bị trầy xước tổn thương nặng nề hơn
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng chống các căn bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trĩ
- Một số loại thức ăn cay nóng, đồ uống chứa caffein có thể gây kích thích làm gia tăng tình trạng ngứa. Chính vì vậy phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn nên hạn chế sử dụng chúng.
Trên đây là những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn và cách xử lý chăm sóc tại nhà giúp bà bầu sớm thoát khỏi tình trạng này. Trong trường hợp được xác định mắc bệnh lý thì bà bầu nên chú trọng điều trị triệt để, nếu không bệnh sẽ kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt, sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
BẠN CẦN BIẾT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!