Theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng Nguyễn Tuấn Quyên: Bệnh rò hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng song không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Nó cũng gây ra nhiều phiền phức, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.
Rò hậu môn là một bệnh thường gặp trong ngoại khoa. Đây là hậu quả của việc nhiễm khuẩn khu trú tái diễn ở các tuyến Hermann và Defosse. Chúng tạo thành áp xe cạnh lỗ hậu môn, hoặc hóa mủ rồi vỡ vào trong lòng ống hậu môn và tạo thành những lỗ rò. Như vậy, rò hậu môn và áp xe được coi là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý, khi áp xe không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn đến rò hậu môn. Dân gian thường gọi bệnh rò hậu môn là bệnh mạch lươn.

Các dạng rò hậu môn
Căn cứ vào đặc điểm và vị trí mà bệnh rò hậu môn được chia thành một số dạng chính sau:
– Rò hậu môn hoàn toàn: Lỗ trong và ngoài thông với nhau.
– Bệnh rò hậu môn không hoàn toàn: Đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.
– Rò hậu môn phức tạp: Đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
– Chứng rò hậu môn đơn giản: Đường rò thẳng ít ngóc ngách.
– Rò hậu môn trong cơ thắt: Là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
– Bệnh rò hậu môn xuyên cơ thắt: Đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của apxe vùng hố ngồi trực tràng.
– Rò hậu môn ngoài cơ thắt: Là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng.
Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn

– Do áp xe hậu môn.
– Bị bệnh rò hậu môn do áp xe hậu môn.
– Rò hậu môn do các tuyến hậu môn bị viêm nhiễm.
– Bị rò hậu môn do mắc bệnh lý.
– Người mắc bệnh lao, bệnh Crohn, người bị ung thư hậu môn trực tràng,…
– Ngoài ra, phẫu thuật tiền liệt tuyến, chấn thương vì va đạp vào hậu môn, cắt tầng sinh môn lúc sinh nở hay mổ trĩ,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rò hậu môn.
Chẩn đoán bệnh rò hậu môn

– Lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám, qua trao đổi, quan sát có thể thấy một số đặc điểm rò hậu môn chính như sau:
- Bệnh nhân có tiền sử có khối nhọt cạnh hậu môn tự vỡ hay được rạch dẫn lưu mà không lành hẳn, cứ tái đi tái lại trong thời gian dài.
- Thấy có mủ chảy ra từ trong lòng hậu môn; hoặc từ một lỗ hay nhiều lỗ nhỏ nằm cạnh hậu môn.
- Thăm khám hậu môn trực tràng: Bằng tay có thể phát hiện ổ áp xe vùng dưới niêm mạc ống hậu môn, hoặc sờ được một chỗ sượng cứng ở vùng cạnh đường lược – đây là dấu tích cũ của sự viêm nhiễm những tuyến Hermann và Defosse. Để tìm rõ rò trong, dùng banh hậu môn để banh rộng lỗ hậu môn và nhìn sau khi bơm Xanh méthylène hoặc nước oxy già qua lỗ rò ngoài: Có thể thấy bọt khí sủi lên hay Xanh méthylène chảy vào ống hậu môn qua lỗ rò trong và thường lỗ rò nằm ngay dưới đường lược.
– Cận lâm sàng: Đây là những biện pháp hiện đại, giúp phát hiện bệnh rò hậu môn một cách chính xác nhất.
- Chụp X quang.
- Chụp cộng hưởng từ vùng tầng sinh môn.
- Siêu âm trong lòng ống hậu môn và trực tràng.
- Xét nghiệm tầm soát bệnh lao gồm.
Tham khảo thêm: Biến chứng của bệnh rò hậu môn
Cách điều trị bệnh rò hậu môn hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, để điều trị bệnh rò hậu môn, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật một lần hay nhiều lần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Tùy thuộc vào từng bệnh cảnh của bệnh nhân mà có phương pháp xử lý cho thích hợp.
1. Điều trị rò hậu môn có áp xe cạnh
Đầu tiên là rạch tháo mủ ổ áp xe, nạo sạch đường rò. Kết hợp dùng kháng sinh thích hợp như: Ciprofloxacine,…

– Có khoảng 50% bệnh nhân sẽ lành hẳn nhưng khoảng 50% sẽ không lành chảy mủ dai dẳng hoặc lành rồi lại sưng và vỡ mủ trở đi trở lại, tạo thành các mô xơ trở thành rò hậu môn. Mà nguyên nhân thường là không thoát lưu mủ tốt hoặc do sau mổ vết thương không được săn sóc tốt; hay vi khuẩn lao không được điều trị bằng thuốc đặc hiệu.
2. Chữa bệnh rò hậu môn với lỗ rò đơn thuần
Tiến hành phẫu thuật mổ rò hậu môn, nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc phẫu thuật.

- Phải tìm được lỗ rò trong, phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
- Không được làm tổn thương cơ thắt hậu môn vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.
- Chọn phương pháp mổ chữa rò hậu môn phù hợp, phụ thuộc vào vị trí của đường rò:
3. Trường hợp đường rò không thông vào trực tràng
Tiến hành phẫu thuật cần cắt và mở đường rò. Bên cạnh đó, để chấm dứt tình trạng rò thì cần nạo sạch tổ chức rò.
4. Điều trị rò hậu môn thông hẳn vào trực tràng
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật chữa rò hậu môn phối hợp cắt mở đường rò với thắt đường rò bằng dây thun ( tránh được việc cắt bỏ đường rò xuyên cơ thắt làm đứt cơ thắt, gây ra biến chứng đi cầu không tự chủ).
Lưu ý trong chữa trị rò hậu môn
– Chăm sóc sau mổ rò hậu môn phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.
– Để áp dụng cách chữa rò hậu môn bằng phẫu thuật, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn uy tín, chất lượng để thực hiện.
Tham khảo: Chữa rò hậu môn ở đâu?
– Trong quá trình điều trị bệnh rò hậu môn, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý:
- Không nên ăn những đồ ăn cay nóng.
- Hạn chế đồ nếp.
- Nên ăn những đồ ăn có tính chất mát, nhuận tràng.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
- Mặc áo quần rộng rãi thoáng mát,…
Với những thông tin cũng như cách điều trị rò hậu môn ở trên, hy vọng người bệnh có thể lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp và mau chóng thoát khỏi căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
chi phí phẫu thuật 1 lỗ rò hết bao nhiêu?cos phương pháp phẫu thuật nào hiệu quả nhất ko?
chi phí phẫu thuật 1 lỗ rò hết bao nhiêu?cos phương pháp phẫu thuật nào hiệu quả nhất ko?
Em có chiệu trứng rò hậu môn . Nếu em phải mổ thì mất bao nhiều lâu để có thể lành hăn ạ. Chi phí phẫu thuật hết bao nhiêu ạ