Cùng với bệnh trĩ nội, trĩ hỗn hợp thì bệnh trĩ ngoại cũng là dạng trĩ thường gặp. Tìm hiểu: Bệnh trĩ ngoại là gì, nguyên nhân và triệu chứng bệnh trĩ ngoại, từ đó có cách phòng tránh cũng như khắc phục bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là một trong 3 dạng bệnh trĩ, được gọi tên dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ. Nếu như với bệnh trĩ nội, các búi trĩ hình thành trên đường lược bên trong hậu môn thì trĩ ngoại ngược lại: Các búi trĩ ở dưới đường lược, nằm ở bên ngoài hậu môn xuất hiện do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, sau đó bị gấp khúc tạo nên búi trĩ.

Trĩ ngoại có đặc điểm: Búi trĩ không thể tự thụt vào bên trong hậu môn; không (hoặc ít) chảy máu; nhưng gây nhiều đau đớn do thường xuyên cọ xát với đáy quần.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
Căn nguyên gây bệnh trĩ ngoại cũng giống như nguyên nhân gây bệnh trĩ nói chung xuất phát chủ yếu từ:
- Thói quen ăn uống: Thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn đồ cay nóng nhiều gia vị, dùng nhiều rượu bia và các chất kích thích khác,… Chúng gây ra các vấn đề về tiêu hóa nói chung và kể cả bệnh trĩ.
- Thói quen vận động: Ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài, lười đi lại và ít tập luyện thể dục thể thao.
- Thói quen đại tiện: Ngồi lâu trong nhà vệ sinh, gắng sức rặn mạnh khi đi cầu hoặc nhịn đại tiện,…
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Bị mắc bệnh táo bón mãn tính.
Làm thế nào để nhận biết triệu chứng bệnh trĩ ngoại?
Khác với bệnh trĩ nội, người bệnh thường chỉ phát hiện mình mắc bệnh khi búi trĩ sa ra ngoài ở cấp độ 2 thì các triệu chứng bệnh trĩ ngoại thường rõ ràng hơn do có thể sờ được búi trĩ khi chúng mới mắc bệnh. Tương tự, bệnh trĩ ngoại căn cứ vào biểu hiện cũng được chia thành 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Các búi trĩ nhô ra bên ngoài thành hậu môn.
- Giai đoạn 2: các búi trĩ trở nên ngoằn ngoèo hơn.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ bị tắc, dẫn đến tình trạng chảy máu và gây đau đớn cho người bệnh.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, có nguy cơ gây biến chứng cao.
Khi mắc bệnh trĩ ngoại cần làm gì?
Khi mắc bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng đừng bỏ qua thời điểm “vàng” khiến việc chữa trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh trĩ bạn nên khám chữa kịp thời.

Thông qua kết quả thăm khám cụ thể, tùy vào mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đó có thể là cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian, kết hợp thực hiện việc ngăn chặn các yếu tố nguy cơ; hoặc dùng thuốc bôi, thuốc đặt chữa trĩ; và cuối cùng là phẫu thuật cắt trĩ đối với trường hợp bị trĩ ở giai đoạn nặng.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!