Ngày nay bệnh áp xe hậu môn trực tràng đang dần trở nên phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như tắc tuyến hậu môn hay biến chứng của một số căn bệnh khác, điển hình là bệnh trĩ, viêm đại trực tràng…Khu vực bị bệnh thường xuất hiện cục sưng tấy, đỏ và chứa nhiều mủ bên trong khiến cho bệnh nhân đau nhức khó chịu. Mặc dù có thể mang lại một số rủi ro như nhiễm trùng, nứt kẽ hậu môn nhưng phẫu thật vẫn là sự lựa chọn tốt nhất trong điều trị bệnh áp xe hậu môn trực tràng.
Thông tin cần biết về bệnh áp xe hậu môn trực tràng
1. Bệnh áp xe hậu môn trực tràng là gì?
Áp xe hậu môn trực tràng là căn bệnh chỉ tình trạng viêm nhiễm các mô mềm xung quanh khu vực hậu môn trực tràng. Bệnh gây hình thành nên các khối sưng cứng, đỏ có chứa nhiều mủ bên trong mà chúng ta thường hay gọi là ổ áp xe khiến cho bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, khó chịu và có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng khác nếu như không được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn trực tràng
Áp xe hậu môn trực tràng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm:
- Áp xe do một vết nứt hay vết rách trong hậu môn bị nhiễm khuẩn tạo thành
- Do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khiến cho khu vực hậu môn trực tràng bị tấn công và ảnh hưởng theo
- Do tuyến hậu môn bị tắc nghẽn hình thành nên ổ mủ
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn khiến cho vùng này bị tổn thương và bị vi khuẩn xâm hại
- Do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
- Hậu môn bị viêm nhiễm sau tiểu phẫu trực tràng, niệu đạo…
- Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe hậu môn trực tràng như: Viêm đại trực tràng, tiểu đường, bệnh Crohn, dùng thuốc Prednisone kéo dài…
Bệnh áp xe hậu môn trực tràng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc không được vệ sinh thường xuyên, táo bón, mang bỉm nhiều có thể khiến cho khu vực hậu môn trực tràng của bé bị nhiễm khuẩn gây hình thành nên các ổ áp xe.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh áp xe hậu môn trực tràng
Căn bệnh này sẽ bắt đầu có những triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài ngay khi ổ áp xe đang trong quá trình hình thành. Mọi người nên chú ý đến các dấu hiệu bệnh dưới đây để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh sớm ngay từ khi mới mắc:
- Có cảm giác đau nhức thường xuyên ở khu vực hậu môn. Đau tăng lên khi ngồi xuống hoặc khi vận động
- Vùng da quanh hậu môn bị kích ứng gây sưng tấy, đỏ và đau
- Xuất hiện một khối sưng cứng có chứa dịch mủ ở bên trong
- Bệnh nhân có thể bị sốt, trong người có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi
- Ở giai đoạn nặng ổ áp xe hậu môn có thể bị vỡ ra và chảy mủ vàng đặc. Điều này khiến cho khu vực hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.
4. Phương pháp chuẩn đoán bệnh áp xe hậu môn trực tràng
Thông thường chỉ cần qua thăm khám lâm sàng bác sĩ có thể biết được bệnh nhân có thực sự mắc căn bệnh này hay không. Tuy nhiên một số bệnh nhân có thể được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm bổ sung để sàng lọc các căn bệnh khác như :
- Xét nghiệm máu, nước tiểu hay mẫu bệnh phẩm lấy từ âm đạo, niệu đạo nếu nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Nội soi đại trực tràng
- Một số ít trường hợp lại được yêu cầu siêu âm, chụp CT, chụp MRI…
Sau khi có kết quả chuẩn đoán chính xác nhất bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa bệnh áp xe hậu môn trực tràng thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Kèm theo đó người bệnh có thể được tiến hành điều trị thêm các bệnh lý liên quan nếu có.
5. Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn trực tràng
Đối với căn bệnh này thì việc phẫu thuật kịp thời là rất quan trọng, tốt nhất nên được thực hiện trước khi các ở áp xe được hình thành và phát triển to ra. Trường hợp bị nhẹ bác sĩ có thể gây tê cục bộ khu vực hậu môn trực tràng, chích rạch lấy mủ ra và đặt ống dẫn lưu mủ. Đối với các ổ áp xe lớn và sâu hơn thì cần phải nằm viện để thực hiện phẫu thuật sau khi đã được chuyên gia gây mê.

Sau thủ thuật, hầu hết mọi người đều được kê toa thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thuốc gây tê hết tác dụng. Thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân nhằm ngăn chặn nhiễm trùng vết mổ.
Bệnh nhân được khuyên ngâm vùng bị ảnh hưởng trong bồn tắm nước ấm ba hoặc bốn lần mỗi ngày để giảm bớt đau đớn khó chịu. Các thuốc nhuận tràng làm mềm phân có thể được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị áp xe hậu môn trực tràng kèm theo biểu hiện táo bón, khó đi cầu. Bệnh nhân sẽ được thay gạc thường xuyên để tránh tình trạng bị nhiễm trùng vết mổ.
Các biến chứng sau phẫu thuật có thể gặp bao gồm: Nhiễm trùng, nứt hậu môn, sẹo, tái phát bệnh trở lại…Người bệnh cần lưu ý theo dõi và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Để tránh tái phát bệnh áp xe hậu môn trực tràng trở lại người bệnh nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, phù hợp. Nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong bữa ăn để ngăn ngừa táo bón. Tránh ăn đồ cay nóng , đồ béo, sử dụng bia rượu và các chất kích thích . Đồng thời , cần điều trị triệt để các bệnh lý liên quan có thể liên quan nếu có.
THÔNG TIN BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!