Bé nhà tôi hiện được 2, 5 tháng, được 6kg và 60cm. Tôi vẫn cho bé bú mẹ bình thường, nhưng không hiểu sao bé bị tiêu ra máu. Tôi lo quá! Liệu trẻ 2-3 tháng đi ngoài ra máu là bị gì, phải xử lý ra sao?
Xin cảm ơn!
(Hoàng Thúy Nga – 38 tuổi, Huế)
✉ TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:
Chào chị,
Trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi đi ngoài ra máu có thể xuất phát từ đường tiêu hóa trên (dạ dày và ruột non) và đường tiêu hóa dưới (đại tràng, trực tràng và hậu môn). Nếu là chảy máu từ đường tiêu hóa trên thường thấy phân có màu đen hay hắc ín; còn chảy máu ở đường tiêu hóa dưới thường biểu hiện bằng việc máu lẫn phân hoặc máu phủ bên ngoài phân và có màu đỏ tươi. Ngoài ra, việc dung nạp một số thực phẩm hoặc thuốc cũng khiến phân có màu giống máu.
➝ Có thể bạn quan tâm: Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không?

Như vậy, với chỉ riêng hiện tượng trẻ 2 – 3 tháng đi ngoài ra máu như chị nói thì khó có thể xác định được chính xác nguyên nhân là do đâu. Một số lý do khiến trẻ sơ sinh đi cầu có máu có thể kể đến là:
Bé đi ngoài ra máu do đâu?
- Nứt kẽ hậu môn: Niêm mạc hậu môn trẻ sơ sinh vốn mỏng manh nên dễ bị nứt rách. Chỉ một vết nứt nhỏ cũng có thể khiến phân có dính một ít máu tươi bên ngoài.
- Dị ứng thực phẩm: Thường là từ sản phẩm sữa bò và đậu nành.
- Quá tải sữa mẹ: Tức là lượng sữa bé bú vào không cân bằng sữa đầu sữa cuối. Có thể sữa mẹ quá nhiều nên bé bú sữa đầu là chủ yếu, và bú được ít sữa sau.
- Do tình trạng không dung nạp lactose.
- Tiêu chảy nhiễm trùng: Do vi khuẩn Salmonella và C. difficile. C. difficile.
- Thiếu vitamin K: Sẽ khiến máu khó đông nên bé rất dễ bị xuất huyết.
Ngoài ra, viêm ruột non hoại tử, lồng ruột, hoặc rối loạn đường ruột,… cũng khiến trẻ nhỏ đi tiêu lẫn máu.
Khi trẻ sơ sinh 2- 3 tháng tuổi đi tiêu ra máu cần làm gì?
Ngay lập tức đưa trẻ đi bệnh viện để thăm khám, kiểm tra. Bởi không phải trường hợp nào chỉ căn cứ vào triệu chứng máu trong phân mà xác định đúng nguyên nhân. Ngoài màu máu ra, cần dựa vào các biểu hiện khác ở bé, quan sát xem trẻ có bị: Sốt, đau bụng, nôn mửa, da xanh xao, tím tái,… không và cùng với sự thăm khám kiểm tra của bác sĩ mới cho kết luận chính xác được.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị chảy máu vi thể ở trực tràng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, không được chủ quan bởi một số bệnh lý có thể gây nguy hại đến tính mạng. Do đó, tốt nhất nếu thấy bé đi ngoài ra máu hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn cách giải quyết phù hợp.
Chúc bé sức khỏe!
➝ Tham khảo: Hướng dẫn cách xử lý khi thấy trẻ đi ngoài ra máu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!