Không chỉ người lớn mới mắc bệnh trĩ, cả trẻ em thậm chí có trường hợp trẻ 3 tuổi bị bệnh trĩ mà bậc cha mẹ không hề hay biết cho đến khi triệu chứng bệnh trĩ trở nặng. – Bs chuyên khoa Vũ Phan Lân cho biết.
Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, song những ảnh hưởng mà bệnh trĩ gây ra đối với sinh hoạt và công việc hàng ngày thật sự đáng quan tâm. Theo thống kê cho thấy: Số lượng người mắc bệnh trĩ đang ngày càng gia tăng, kể cả ở nam giới lẫn nữ giới và không chỉ người lớn mà trẻ em cũng gặp phải bệnh lý vùng hậu môn trực tràng này. Điều này dấy lên mối lo ngại, cảnh báo các ông bố bà mẹ nên quan tâm hơn đến con trẻ để phát hiện sớm căn bệnh và chữa trị, cũng như chủ động phòng ngừa tránh nguy cơ mắc phải.
Trẻ 3 tuổi bị bệnh trĩ – Khó tin nhưng có thật
Nhắc đến bệnh trĩ, người ta thường mặc định căn bệnh này là của đối tượng ngồi nhiều ít vận động như dân văn phòng, tài xế taxi, công nhân may; hoặc ở những người bị táo bón lâu ngày; phụ nữ mang thai,… song ít ai biết: Trẻ em cũng dễ mắc bệnh trĩ, đã có không ít trường hợp trẻ mới 3 tuổi cũng có dấu hiệu bệnh trĩ.

Đó là trường hợp của bé Hải – 3 tuổi, Hà Tĩnh. Mẹ bé chia sẻ: “Chẳng ai ngờ bé nhà mình lại mắc bệnh trĩ đâu, bởi căn bệnh này trước giờ được biết là bệnh của người lớn. Chắc do cơ địa bé nóng, lại thường xuyên táo bón quá nên thành ra như vậy. Cũng không quan tâm gì cho đến khi bé kêu đau hậu môn và mỗi lần đi cầu lại tứa máu, kiểm tra mới thấy có búi thịt nhỏ ở hậu môn mới thăm khám. Bác sĩ kết luận là trĩ nội, đã dùng thuốc đúng chỉ định và cũng may bé khỏi bệnh trĩ rồi. Rút kinh nghiệm, mình quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của bé hơn để phòng trĩ tái phát.”
Hay như trường hợp của bé Trang – con của chị Lan cũng mới chỉ hơn 3 tuổi đã bị bệnh trĩ ngoại. Chị Lan trần tình: “Bản thân mình cũng bị bệnh trĩ đã nhiều năm nay, giờ bệnh trĩ cũng nặng rồi và chắc phải phẫu thuật cắt trĩ mới khỏi nhưng nghe nói rất đau, chi phí lại cao nên mình chưa gặp bác sĩ. Do đó, mọi thành viên trong gia đình đều luôn được mình nhắc nhở thực hiện các biện pháp phòng tránh. Nhưng cứ nghĩ bệnh trĩ chỉ người lớn mới mắc chứ, nhưng vừa rồi bé nhà mình kêu đau hậu môn dữ quá nên mới đưa đi gặp bác sĩ. Kết quả là bé bị bệnh trĩ ngoại, may chỉ mới bị nhẹ nên chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi…”
Theo Bs Lân: Các bậc cha mẹ “đừng chủ quan” trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ. Do ở độ tuổi này, cơ hậu môn của trẻ em thường yếu; đồng thời mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn còn lỏng lẻo, xương cùng và trực tràng lại nằm cùng trên một đường thẳng. Hơn nữa, sức đề kháng yếu cũng như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, lười vận động, cho trẻ ngồi bô lâu, thói quen rặn mạnh khi đi cầu,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở trẻ.
Ở trẻ nhỏ thường thì bé chưa mô tả được cảm xúc, cảm nhận và những khác thường nên nếu không chú ý thì bố mẹ rất khó phát hiện bệnh trĩ. Điều này gây ra các trường hợp đáng tiếc, khiến cơ hội chữa bệnh trĩ dễ dàng bị bỏ qua.
Làm thế nào để phát hiện bệnh trĩ ở trẻ nhỏ?

Không khó để nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ em, thường triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ cũng không có nhiều điểm khác biệt với người lớn. Thông thường, nếu trẻ bị bệnh trĩ sẽ thấy:
- Đại tiện khó khăn, mất nhiều thời gian để đi cầu và phải dùng sức rặn để tống phân ra ngoài. Đây thường là dấu hiệu táo bón, nếu kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Đau rát hậu môn, nhất là sau khi đi cầu khiến trẻ la khóc mỗi lần như vậy.
- Có cục thịt nhỏ lòi ra sau mỗi lần đại tiện hoặc vùng viền da hậu môn sưng tấy gây đau,…
Tuy nhiên, bệnh trĩ ở trẻ em cũng dễ bị nhầm lẫn với sa trực tràng. Do đó, tốt nhất hãy gặp bác sĩ ngay lúc này để được chẩn đoán chính xác và có cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa bệnh trĩ cho trẻ tại nhà bởi sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!