Mẹ nào có kinh nghiệm trị táo bón ở trẻ sơ sinh thì có thể giúp em với được không ạ. Bé nhà em mới sinh được 4 tháng thôi mà đã bị táo bón rồi. Mẹ em cũng đã giúp em rất nhiều cách khác nhau nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Em viết vài lời mong các chuyên gia của trangtinbenhtri.com hay độc giả nào đọc được có thể giúp em giải đáp được thắc mắc này. Cảm ơn rất nhiều!
(Thu Hoài – 31 tuổi)
TƯ VẤN NHANH:
TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN PHẢI LÀM SAO CHỮA TRỊ?
Chào chị Thu Hoài,
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở cả sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, có khoảng 35% trẻ từ 4 – 7 tuổi từng bị táo bón khi nhỏ hơn (6 tháng – 3 tuổi), 5% học sinh tiểu học bị táo bón kéo dài hơn 6 tháng và táo bón mạn tính thường gặp nhất trong giai đoạn trẻ tập ngồi bô, 2 – 4 tuổi. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ tỏ ra bối rối khi con mình bị triệu chứng này. Vậy nên, chị hãy tham khảo cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây:
Thứ nhất, quan sát tần suất đi tiêu của trẻ
Nhiều bố mẹ đang nhầm tưởng rằng bé sơ sinh bị táo bón là do ít đi cầu nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Tần suất trẻ đi tiêu giảm có thể là do cơ thể của trẻ hoàn toàn tiêu hóa và hấp thu được dinh dưỡng từ sữa mẹ. Nếu thấy trẻ ít đi tiêu nhưng vẫn tăng cân đều thì có thể khẳng định bé không hề bị táo bón.
Dấu hiệu sau đây mới có thể khẳng định là trẻ bị táo bón: không đi tiêu trong 3 ngày đối với trẻ bú bình và 7 ngày đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sửa mẹ; quan sát phân thì thấy khô, cứng; trẻ căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu. Cách xử lý trong trường hợp này như sau:
+ Trường hợp bú sữa mẹ thì cho trẻ bú nhiều lần hơn, mỗi lần 20 phút và cách nhau 2h đồng hồ.
+ Trường hợp bú sữa bình thì cần thay đổi sữa khác cho bé đến khi thấy phù hợp. Khi pha sữa cần pha đúng công thức mà bác sĩ hướng dẫn, không được loãng quá cũng như không được đặc quá.
Thứ hai, bổ sung thêm chất xơ cho trẻ
Biện pháp ưu tiên hàng đầu trong cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh là sử dụng các chất xơ thực vật. Chất xơ thực vật là các carbonhydrat không tiêu hóa có trong tất cả các loại thực vật gồm có trái cây, rau củ, ngũ cốc, các loại đậu và các loại hạt. Sử dụng chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ sẽ giúp tăng kích thước phân, giảm táo bón để nhu động ruột kích thích và bài tiết ra ngoài.
Thứ ba, thay đổi chế độ ăn uống cho mẹ
Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể xuất phát từ người mẹ khi sử dụng quá nhiều thức ăn cay nóng, dầu mỡ hay các sản phẩm bổ sung sắt hoặc canxi. Trường hợp này thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm tần suất sử dụng các thực phẩm trên. Thay vào đó là những thực phẩm như rau xanh, các loại thịt, cá, trái cây.
Thứ tư, cho trẻ uống nhiều nước
Mỗi ngày nên cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện chức năng tiêu hóa tốt hơn. Ngoài sữa là thức uống chính thì chị nên cho bé uống thêm nước lọc đã đun sôi. Khi uống thì có thể dùng thêm trà bạc hà hay trà hoa cúc để bé dễ uống và uống nhiều hơn.
Thứ năm, cho bé tắm nước ấm
Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh này không phải ai cũng biết để áp dụng. Nước ấm sẽ giúp thư giãn cơ bụng để giảm đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Chị có thể thực hiện cách làm này ngày 2 lần cho bé trong nhiều ngày liên tục để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, khi pha nước vừa đủ ấm vì da em bé rất mỏng có thể gây bỏng. Cũng không nên ngâm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thứ sáu, cho bé vận động nhẹ
Sau khi ăn xong khoảng 1 tiếng thì chị có thể cho bé tập bài tập xe đạp. Chị đặt bé lên giường có trải khăn sẵn, cởi hết quần áo bé và bắt đầu thực hiện bài tập. Cầm hai chân của bé trong lòng bàn tay rồi từ từ đưa đầu gối phải về phía vai phải. Khi duỗi chân phải thì bắt đầu đưa gối trái ra về phía vai trái. Thực hiện nhịp nhàng khoảng 30 nhịp như vậy sẽ giúp giảm táo bón.
Thứ bảy, dùng thuốc
Thuốc trị táo bón cho trẻ sơ sinh là cách cuối cùng khi thực hiện những biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Hầu hết, trẻ sơ sinh bị táo bón đều được các bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc nhuận tràng để điều trị như Lactulose hoặc Sorbitol. Chị cần đưa con đi khám để bác sĩ nắm rõ bệnh tình và kê thuốc phù hợp nhất.
Trên đây là bảy cách giúp trẻ sơ sinh bị táo bón có thể mau chóng khỏi bệnh. Chị nên phối kết hợp nhiều cách cùng một lúc để có thể giảm táo bón nhanh nhất. Táo bón ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần điều trị tận gốc để giúp bé thoát khỏi những khó chịu và hơn nữa là phòng tránh các bệnh về sau như bệnh trĩ, ung thư trực tràng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!