Giải đáp thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh:
Chào bác sĩ! Em năm nay 27 tuổi và hiện đang mang thai được 7 tháng. Kể từ khi mang thai em bị táo bón liên tục nên bây giờ bị bệnh trĩ luôn rồi. Em đang lo lắng không biết liệu con em sau này sinh ra có bị bệnh trĩ giống như em không đây. Không biết liệu trẻ sơ sinh có bị bệnh trĩ không ạ. Nếu có thì bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh chữa như thế nào ạ?
Cẩm Hương- Long An
TƯ VẤN:
Có hay không bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh?
Cẩm Hương thân mến! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng nhờ chuyên mục giải đáp thắc mắc của mình. Liên quan đến vấn đề này chúng tôi xin thông tin đến bạn như sau:
Người ta tin rằng bệnh trĩ là một bệnh mà chỉ có người lớn – những đối tượng ít vận động , có thói quen xấu khi đi cầu hoặc thường xuyên phải khuôn vác vật nặng quá sức. Nhưng, không may, điều này là không đúng, vì đôi khi bệnh trĩ vẫn xảy ra ở trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh vẫn có thể bị bệnh trĩ
Vậy nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh là do đâu?
Lý do chính cho sự phát triển của bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh là thiếu máu tĩnh mạch. Cụ thể là trong trường hợp em bé được sinh ra có các tĩnh mạch ở khu vực khung chậu bị giãn nở một cách bất thường sẽ dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ trong thời gian từ 2-5 ngày đầu sau sinh.
Nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh là do các vấn đề với đường tiêu hóa, chẳng hạn như bé bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài . Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng và khiến cho bé mắc căn bệnh này.
Yếu tố cuối cùng có thể tác động gây ra bệnh trĩ cho trẻ mới sinh ra đó chính là di truyền: Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã có trực tràng yếu hoặc mắc các khiếm khuyết ở hậu môn trực tràng cũng có thể bị bệnh trĩ từ thuở thơ ấu.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh
Thông thường, bệnh xuất hiện với với dấu hiệu đầu tiên là tình trạng đi cầu ra máu kéo dài. Căn bệnh này cũng có thể được báo hiệu ngay cả bởi tình trạng táo bón nhẹ, xảy ra do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Khi búi trĩ được hình thành trong đường ống hậu môn nó sẽ cản trở đường đi của phân và khiến trẻ gặp khó khăn khi đi cầu, phải rặn mạnh đến đỏ cả mặt. Phản xạ tự nhiên của các bé khi bị đau chính là khóc thét lên.
Đau và quấy khóc là dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh
Trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài mỗi khi bé đi ngoài. Nhiều bậc phụ huynh chỉ phát hiện ra con mình bị bệnh khi nhận thấy dấu hiệu này.
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh
Mục tiêu chính trong điều trị bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh là để loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh ở bé, đặc biệt là tình trạng táo bón của bé. Thông thường mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị bảo tồn cho bé như:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trong trường hợp bé bú mẹ mà bị táo bón thì mẹ nên ăn nhiều đồ mát , uống nhiều nước và kiêng các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Trường hợp bé bú sữa ngoài mẹ nên xem lại cách pha sữa xem đã đúng hướng dẫn chưa, hoặc nếu cần thiết thì nhờ bác sĩ tư vấn đổi cho bé loại sữa khác mà bé dễ hấp thu hơn.
- Vệ sinh cho bé đúng cách: Ngoài việc tắm rửa hàng ngày cho bé, mỗi lần trẻ đi ngoài mẹ cần lau chùi cho bé đúng cách. Trước tiên cần dùng khăn giấy mềm chuyên dụng cho bé lau từ phía trước ra phía sau hậu môn rồi rửa lại bằng nước sạch. Làm như vậy sẽ không gây tổn thương cho hậu môn mà còn ngăn chặn vi khuẩn tấn công vùng hậu môn khiến các bé bị bệnh.
- Tắm cho bé bằng nước ấm: Bé được tắm bằng nước ấm sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau hơn khi bị bệnh trĩ.
- Dùng thuốc: Trường hợp bé bị nặng, phụ huynh có thể dùng các loại thuốc mỡ hay thuốc đạn nhét hậu môn. Tuy nhiên chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ bởi việc sử dụng thuốc tân dược không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.
Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh có thể được chữa khỏi. Cha mẹ nên kiên trì làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm loại trừ được căn bệnh khó chịu này cho con mình.
LỜI KHUYÊN:
Cẩm Hương thân mến, mặc dù bệnh trĩ có tính di truyền nhưng bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này bởi chỉ một số ít trường hợp trẻ sinh ra đã mắc bệnh trĩ vì lý do này. Việc bạn nên làm là hãy giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày và điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý để bệnh trĩ không còn làm phiền đến cuộc sống của bạn nữa.
Chúc bạn luôn có nhiều niềm vui và sức khỏe!
BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!