Bà bầu bị táo bón phải làm sao? Đây là thắc mắc chuyên mục mới nhận được từ bạn Minh Ánh, ngụ quận 3- TPHCM. Nội dung thư của bạn như sau:
“Dạ chào bác sĩ! Cả tháng nay em bị táo bón nặng quá, nhiều lúc ngồi trong nhà vệ sinh cả tiếng mà chẳng đi được. Em tính chạy ra tiệm thuốc tây mua thuốc về uống mà chồng em cứ gàn sợ uống thuốc không tốt cho con em. Chẳng còn cách nào khác em mới phải viết thư nhờ bác sĩ tư vấn xem có cách nào giúp em không ạ? Không biết bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao thưa bác sĩ. Em mới mang thai được 4 tháng thôi mà nếu tình trạng táo bón cứ kéo dài như thế này em sợ mình không chịu nổi. Bác sĩ giúp em với ạ!”
TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA ĐỘC GIẢ:
Bạn Minh Ánh thân mến! Trước hết chúng tôi xin cảm ơn về bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình về cho chuyên mục nhờ giải đáp. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề rắc rối của mình nhé:
Bà bầu bị táo bón phải làm sao?
Để tránh cho tình trạng táo bón kéo dài làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mình bạn có thể áp dụng thử một số biện pháp an toàn dưới đây:
1. Tạo thói quen đi ngoài đúng giờ
Việc làm này là hết sức cần thiết giúp tạo phản xạ sinh lý cho đường ruột hoạt động được tốt hơn. Bạn nên cố gắng tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Một khi cơ thể đã quen được với lịch trình này thì hoạt động đại tiện sẽ diễn ra đều đặn và thường xuyên hơn.
Trong hoạt động đi đại tiện bạn cũng cần lưu ý đi liền ngay khi cơ thể phát tín hiệu bởi nếu càng nín nhịn lâu thì phân sẽ càng trở nên khô cứng khiến tình trạng táo bón thêm nặng. Không nên cố gắng rặn mạnh trong lúc đi cầu vì để gây rách hậu môn, chảy máu hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
2. Cải thiện tình trạng táo bón nặng ở bà bầu bằng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng đối với bà bầu bị táo bón. Nếu trong quá trình mang thai bà bầu vẫn giữ cho mình thói quen ăn nhiều đồ béo, thức ăn nhanh hoặc đồ ăn cay nóng thì hiển nhiên chứng táo bón sẽ tìm tới và hoành hành dữ dội. Chúng tôi đề cập đến vấn đề này để bà bầu có thể nhận ra được mối tương quan mật thiết giữa chế độ ăn uống và táo bón, từ đó xây dựng lại cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý hơn.
Để phòng chống táo bón từ bên trong, các chị nên bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn. Khoa học đã chứng minh chất xơ tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột co bóp nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Các mẹ có thể bổ sung thêm chất này cho cơ thể bằng cách ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi hay các loại hạt sấy khô.
Ngoài ra bà bầu cũng nên thường xuyên ăn sữa chua và các loại rau củ quả chứa nhiều kali và vitamin C giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa như: Cam, chuối, táo, thanh long, khoai tây, khoai lang, mồng tơi. Cùng với đó kết hợp uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để phân không bị khô cứng và cơ thể có đủ nước để tạo ối cho thai nhi.
Các thực phẩm cần kiêng cữ khi bà bầu bị táo bón nặng bao gồm: Các loại gia vị cay ( tiêu, ớt, mù tạt, hành…), các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, bột gạo tinh chế, cà phê, trà đặc và các thức uống có cồn.
Liên quan đến vấn đề này bạn Hong_hoa có chia sẻ một mẹo chữa táo bón rất hữu ích các mẹ nên tham khảo: “Hồi mang bầu bé Bông được 6 tháng mình cũng bị táo bón nặng lắm. Khổ! Mới mang thai lần đầu đâu có kinh nghiệm gì đâu. Mãi tới sau này mẹ mình ở quê lên chơi mới chỉ cho mình mẹo uống nước mật ong vào buổi sáng, mình áp dụng liền thấy hiệu quả vô cùng. Mỗi sáng sau khi ngủ dậy mình lấy 1 ly nước ấm pha chung với 2 thìa mật ong và uống. Phải uống trước khi ăn sáng thì mới có hiệu nghiệm nhé. Ngoài tác dụng trị táo bón, mật ong vừa giúp bồi bổ cơ thể, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nữa đấy. Với lại các mẹ nhớ ăn nhiều rau, uống thêm nước và tích cực đi bộ nữa nhé. Mình thấy có nhiều mẹ mang bầu mà cứ nằm yên một chỗ vì sợ xảy thai thì dễ bị táo bón lắm đấy.”
3. Dùng thuốc chống táo bón
Việc sử dụng thuốc là điều tối kị trong thai kì. Tuy nhiên nếu bị táo bón quá nặng mà đã tích cực khắc phục bằng các biện pháp tự nhiên mà không thuyên giảm thì bà bầu có thể đi khám để được bác sĩ kê đơn những loại thuốc chống táo bón ăn toàn để sử dụng.
Các loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa ưu tiên sử dụng cho mẹ bầu bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng cơ học: Loại thuốc này giúp bổ sung chất xơ hòa tan được bào chế từ các nguyên liệu tự nhiên nên được đánh giá là khá an toàn cho bà bầu. Khi vào trong đường ruột, thuốc không thể hòa tan và cũng không được hấp thu nên có tác dụng làm tăng thể tích phân, tăng cường nhu động ruột. Hiệu quả có được sau 1-3 ngày sử dụng.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Chức năng của loại thuốc này là hấp thu nước vào trong lòng ruột. Nhờ đó phân được làm mềm và được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Loại thuốc này có tác dụng nhanh, sau khoảng 4 giờ sử dụng.
** Lưu ý: Nhiều bà bầu thắc mắc không biết có nên sử dụng thuốc tháo thụt trị táo bón khi mang thai không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thuốc tháo thụt khi mang thai là hoàn toàn không nên bởi nó có thể làm tổn thương hậu môn, dùng lâu dài thì gây mất phản xạ rặn cũng như nhiều tác hại không lường trước được. Vấn đề này cũng đã được chuyên mục đề cập chi tiết trong bài viết sau, bạn có thể tham khảo thêm:
>> Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt để thông không?
4. Không uống bổ sung thuốc bổ bừa bãi
Khi mang thai, nhiều bà bầu thường tự ý ra ngoài tiệm thuốc tây mua thuốc sắt, canxi hay các loại vitamin tổng hợp về uống mà không thông qua bác sĩ. Tuy nhiên các loại thuốc này khi được sử dụng quá liều lượng lại góp phần gây nên chứng táo bón ở một số bà bầu.
Do vậy các mẹ chỉ nên dùng thuốc bổ khi có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trên từ nguồn thực phẩm để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.
5. Vận động hợp lý
Sự thay đổi nội tiết tố cùng với nhiều biến đổi trong thai kì sẽ khiến bà bầu không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, uể oải và lười vận động. Tuy nhiên chính điều này lại khiến bà bầu bị táo bón nặng.
Lời khuyên cho bà bầu là trong suốt quá trình mang thai dù ở giai đoạn nào thì cũng nên cố gắng đi bộ, vận động nhẹ nhàng hoặc tham gia các khóa tập yoga, bơi lội ít nhất là 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút là đủ. Các hoạt động này không chỉ giúp thư giãn thần kinh, cải thiện tiêu hóa mà còn giúp các mẹ thuận lợi hơn trong quá trình sinh nở nữa đấy.
Đến đây thì ắt hẳn Minh Ánh cũng như các bà bầu đang rơi vào hoàn cảnh tương tự đã biết được bà bầu bị táo bón phải làm sao để khắc phục rồi đúng không nào. Chuyên mục hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho mình trong việc dự phòng và điều trị táo bón khi mang thai nhé!
BÀ BẦU NÊN THAM KHẢO THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!