Bệnh trĩ được biết không phải vì nguy hiểm. Rất nhiều người ái ngại khi nghe đến bệnh này vì mức độ khó chịu dai dẳng của bệnh. Bệnh trĩ có 3 loại. Đó là trĩ nội – trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó trĩ hỗn hợp được xem là loại trĩ phức tạp và gây đau đớn nhất cho bệnh nhân.
Trĩ hỗn hợp là gì?
Bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp ở bệnh nhân mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Khi bệnh diễn tiến lâu ngày, trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau. Lúc này chúng sẽ tạo thành trĩ hỗn hợp. Thông thường, trĩ nội sa tới độ 3 sẽ dễ hình thành trĩ hỗn hợp khi liên kết với phần trĩ ngoại bên ngoài.

Trĩ ngoại chỉ tăng kích thước búi trĩ. Trĩ nội được chia thành 4 độ như sau:
- Độ 1 là giai đoạn mới hình thành búi trĩ. Bệnh nhân chủ yếu bị chảy máu hậu môn.
- Độ 2 là tình trạng sa búi trĩ khi đi tiêu. Búi trĩ sa ra ngoài có thể tự thụt lên trở lại.
- Trĩ độ 3 là tình trạng trĩ khá nặng. Trĩ bị sa ra ngoài, phải đẩy mới thụt vào trong. Giai đoạn này trĩ nội có thể liên kết với trĩ ngoại tạo trĩ hỗn hợp.
- Trĩ độ 4 là giai đoạn rất nặng. Lúc này búi trĩ bị sa ra ngoài thường trực. Có nhiều nguy cơ bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử khu vực hậu môn.
Đặc điểm của trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp thường chia thành nhiều múi. Độ nặng nhẹ của bệnh dựa trên số lượng múi và kích thước của chúng. Trĩ hỗn hợp thường có dạng vòng do liên kết giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp thường có các triệu chứng:
- Trước và sau khi đi đại tiện đều có cảm giác đau rát.
- Bệnh nhân bị ngứa ở hậu môn. Dịch nhầy có thể tràn ra ngoài thường xuyên, do đó rất ngứa ngáy và khó chịu.
- Khi đi đại tiện cảm giác rất đau đớn do cọ xát của các bó trĩ tại vùng có nhiều dây thần kinh hậu môn.
- Bệnh nhân thường dễ bị chảy máu ngoài, táo bón.
- Bứt rứt, khó chịu do cảm giác có dị vật hậu môn. Bệnh nhân ăn ngủ đều kém đi rõ rệt.
Biến chứng của trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Nguy hiểm nhất là các biến chứng:
- Thiếu máu do chảy máu hậu môn.
- Tắc nghẹt búi trĩ có khả năng hoại tử cao. Đau đớn rất khủng khiếp.
- Nguy cơ viêm nhiễm nặng tại khu vực bị trĩ hỗn hợp.
Điều trị trĩ hỗn hợp ra sao?
Thăm khám và chẩn đoán càng sớm càng dễ xử lí tình trạng trĩ. Tùy vào mức độ bệnh của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp và riêng biệt.
Với mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định nội khoa. Điều trị nội khoa chủ yếu dùng các thuốc kháng viêm, kháng sinh. Mục đích thu nhỏ búi trĩ, giúp bệnh nhân không còn đau và sinh hoạt bình thường.

Ở mức độ bệnh trĩ nặng, bệnh nhân thường được can thiệp ngoại khoa. Những phương pháp điều trị ngoại khoa thường được chỉ định như:
- Các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ.
- Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
- Chỉnh xơ.
- Phương pháp kẹp trĩ.
- …
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bệnh nhân điều trị trĩ hỗn hợp cần chú ý gì?
Khi điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày. (từ 2 – 2.5 lít)
- Hạn chế rặn nhiều khi đại tiện. Nên ngồi xổm khi đại tiện.

- Kiêng các thực phẩm cay nóng.
- Tuyệt đối tránh rượu, bia, thuốc lá.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và thường xuyên. Đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
Trĩ hỗn hợp độ 3 – 4 là tình trạng trĩ rất phức tạp, đòi hỏi điều trị tích cực. Nếu trĩ còn nhẹ bạn cần tích cực thăm khám và điều trị sớm. Bị trĩ nặng sẽ gây ra đau đớn rất nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bệnh nhân. Khi bị trĩ nặng cần nghỉ ngơi, tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn nhiều sức khỏe và sớm điều trị khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!